Tham nhũng và cái giá phải trả

Diendandoanhnghiep.vn Sự nghiêm minh của pháp luật cũng là một trong những hàng rào vững chắc phòng chống tội phạm tham nhũng. 

>> Chống tham nhũng, tiêu cực tại khu vực tư

đ

TAND TP.HCM tiến hành tuyên án vụ ông Tất Thành Cang. Ảnh: PLO

Tối 21/10 vừa qua, tại kết luận Kỳ họp thứ 21 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nhiều quan chức, lãnh đạo đã phải nhận nhiều quyết định kỷ luật do những sai phạm trong nhiệm kỳ của mình. Trong số đó, có nhiều người tưởng chừng đã “an lành nhận sổ hưu”. Hay gần đây, ông Tất Thành Cang, cựu Phó Bí thư Thường trực TPHCM, bị tuyên phạt thêm 6 năm tù.

Mới đây, Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với hai cựu lãnh đạo tỉnh Đồng Nai là cựu Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành 67 tuổi và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái 63 tuổi, để điều tra về tội “nhận hối lộ”.

Đáng chú ý, ông Trần Đình Thành làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai từ năm 2004 đến năm 2015, còn ông Đinh Quốc Thái làm Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 đến năm 2019. Nếu ông Đinh Quốc Thái từng bị kỷ luật khiển trách vào năm 2018, thì ông Trần Đình Thành gần như chưa bị phát hiện tì vết gì cho đến ngày rời khỏi nhiệm sở.

Thực tế, tham nhũng giờ không chỉ bó hẹp trong một cá nhân, một cơ quan mà đã có sự liên kết kiểu “liên ngành”, có hệ thống. Không chỉ là nâng khống giá trị rồi ăn chia hay đút lót để chạy dự án. Nguy hiểm ở chỗ tham nhũng còn có sự liên kết “thò” được vào chính sách, luật pháp; tham nhũng ảnh hưởng đến cả an ninh quốc gia…

Hình thức tham nhũng cũng rất đa dạng, tinh vi, phức tạp nhưng phổ biến nhất là dạng đưa, nhận hối lộ. Những kẻ tham nhũng không chỉ dùng “phong bì” mà đôi khi dùng cả vali kéo, thùng đựng nước khoáng… Và vì thế, “cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”, chúng sẵn sàng ôm cả đống tiền để chạy tội, chạy án.

Trong cuộc chiến ấy, bất cứ ai cũng có thể gục ngã, kể cả những cán bộ có nhiều thành tích, công lao… Nếu chỉ một lần không vượt qua được chính mình sẽ gục ngã trước những “viên đạn bọc đường”, người chống tham nhũng thành kẻ tham nhũng. Nhìn lại đại án Việt Á được xem là một vụ án lịch sử, “quả bom” làm chấn động dư luận, càng thấy rõ hơn sức công phá khốc liệt này.

>> Chặn tham nhũng có hệ thống cách nào?

>> Cơ chế xử lý tham nhũng còn bất cập

>> Kỳ vọng từ ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh

Các bị cáo nghe HĐXX tuyên án. Ảnh: HOÀNG YẾN

Các bị cáo nghe HĐXX tuyên án. Ảnh: HOÀNG YẾN/PLO

Bộ trưởng Tô Lâm từng trăn trở: “Mất nhiều cán bộ sau mỗi vụ án kinh tế”. Đó là một thực trạng đầy nhức nhối trong bối cảnh kinh tế thị trường, con người dễ bị lung lay tha hóa. Với tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” thì chủ nghĩa tư lợi cá nhân để “vinh thân phì gia” thật tai hại.

Dẫu vậy, cuộc chiến chống tham nhũng đã và đang chứng minh, cho dù là Bí thư hay Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng hay Ủy viên Bộ Chính trị, không ai đứng trên và ngoài pháp luật, bất cứ ai sai phạm cũng phải bị trừng phạt, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật. Rồi thì trước tòa, “người giàu cũng khóc” và “quan lớn cũng khóc”, tài sản trăm tỉ, nghìn tỉ không cứu được tấm thân, đúng là những giọt nước mắt muộn màng.

Đúng như tại cuộc tiếp xúc cử tri ngày 15/10 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Những vụ án trọng tâm, trọng điểm đang làm. Các bác cứ chờ xem. Những vụ từ cách đây nhiều năm rất ghê gơm, chi phối, ảnh hưởng tiêu cực tới chế độ, uy tín của Đảng đều sẽ được đưa ra ánh sáng. Ai bao che, ai bỏ trốn rồi cũng sẽ bị xử lý”.

Tuyên bố này cho thấy tinh thần không chủ quan, không thỏa mãn và làm quyết liệt, đó thông điệp mà người  đứng đầu Đảng chỉ đạo.  Nó đang làm cho tội phạm tham nhũng run sợ, không trước thì sau cũng bị lôi ra ánh sáng. Những ai đang ngồi trên ghế quyền lực, hãy nhìn ông Tất Thành Cang lau nước mắt trước tòa để lấy đó làm gương.

Có thể nói, cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã và đang thu được những kết quả nức lòng nức dạ dân chúng. Trong đó, việc quan chức sai phạm đã không còn cơ hội “hạ cánh an toàn” là một bước tiến quan trọng trong quá trình chấn chỉnh đội ngũ cán bộ để lấy lại niềm tin và đạo đức cho xã hội. 

Để đạt và duy trì được những thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến này, cần lắm những người chỉ huy có bản lĩnh trí tuệ và cũng cần lắm người chỉ huy dốc sức dốc lòng chiến đấu với tham nhũng vì lợi ích của nhân dân. 

Song song, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng chặt chẽ và hiệu quả, các văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng cơ bản đã đầy đủ cùng với quy định và quy trình minh bạch về công tác quản lý cán bộ cũng ngày một nâng cao. Bởi vì,  sự nghiêm minh của pháp luật cũng là một trong những hàng rào vững chắc phòng chống tội phạm tham nhũng. 

Chúng ta có quyền hy vọng những thắng lợi mới từ công tác phòng chống tham nhũng. Để rồi dù tham nhũng có tinh vi, “khiên vàng mác ngọc” vững mạnh hay sắc bén đến đâu cũng không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tham nhũng và cái giá phải trả tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714080470 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714080470 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10