"Thẳng thắn nêu tên bộ ngành, địa phương gây nhũng nhiễu doanh nghiệp"

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp thẳng thắn nêu khó khăn, chỉ rõ bộ ngành nào có văn bản bất hợp lý, gây cản trở, không phù hợp môi trường kinh doanh. Cơ quan nào, địa phương nào gây nhũng nhiễu.

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp "Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp - hội nhập, hiệu quả, bền vững"  đang diễn ra sáng 23/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, doanh nghiệp là lực lượng quan trọng nhất để phát triển kinh tế vì doanh nghiệp là nơi tạo ra giá trị gia tăng chủ yếu, động lực cạnh tranh, sáng tạo mạnh mẽ nhất và là lực lượng tiên phong đưa khoa học công nghệ vào cuộc sống.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, doanh nghiệp là lực lượng quan trọng nhất để phát triển kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, doanh nghiệp là lực lượng quan trọng nhất để phát triển kinh tế.

Tăng trưởng có đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp

“Không có quốc gia hùng cường nếu không có doanh nghiệp hùng hậu, không thể có nền kinh tế lớn nếu thiếu vắng những thương hiệu nổi tiếng, không thể có doanh nghiệp tầm cỡ nếu thiếu cá nhân xuất sắc”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Điểm lại thành tựu kinh tế xã hội năm qua, Thủ tướng cho biết tốc độ tăng trưởng năm 2019 ước đạt trên 7%, đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất toàn cầu. Môi trường kinh doanh vững chắc với lạm phát thấp và tỷ giá ổn định.

Việt Nam cán đích xuất nhập khẩu trên 500 tỷ USD, một kỷ lục chưa từng có. Dự trữ ngoại hối cũng đạt mức chưa từng có. Thâm hụt ngân sách và nợ công giảm đáng kể, năng lực tài chính nhà nước được củng cố.

“Đóng góp vào thành quả kinh tế xã hội năm 2019 cũng như hơn 3 thập niên đổi mới có vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh. Đồng thời, trân trọng cảm ơn những đóng góp to lớn, nhiều mặt, có phần thầm lặng của doanh nghiệp chân chính đối với sự phát triển của đất nước.

Báo cáo của Bộ KH&ĐT tại Hội nghị cho thấy, trong 5 năm liên tiếp, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký đạt cao nhất trong lịch sử, trong đó 96% là doanh nghiệp khu vực tư nhân. Năm 2019, dự kiến số lượng doanh nghiệp thành lập mới sẽ đạt con số kỷ lục - 136.000 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,7 triệu tỷ đồng. 

Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng chỉ ra 3 điểm sáng của doanh nghiệp Việt. Trước hết là tinh thần khởi nghiệp kinh doanh ngày càng mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, chuyển dịch cơ cấu quy mô và ngành nghề có bước chuyển biến tích cực, số doanh nghiệp có quy mô vừa tăng lên và doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ có xu hướng giảm.

Mức độ linh hoạt và đổi mới sáng tạo trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến lớn và được các tổ chức có uy tín trên thế giới ghi nhận và đánh giá cao.

Tuy nhiên, những điểm yếu cũng đã được chỉ ra. Chẳng hạn, dù số doanh nghiệp thành lập mới tăng nhưng số doanh nghiệp đóng cửa, dừng hoạt động cũng cao; còn thiếu vắng doanh nghiệp quy mô lớn và vừa; năng lực khoa học - công nghệ còn hạn chế…

“Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa chú trọng cải thiện khả năng liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; mới chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia được một phần chuỗi giá trị toàn cầu, 14% thành công trong việc liên kết với đối tác nước ngoài, trong khi số doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam là rất nhiều”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận.

Trước thực tế này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ hiểu doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, trở ngại trên con đường phát triển. Chính phủ thấm thía khi mỗi năm có hàng chục nghìn doanh nghiệp giải thể, phá sản.

Do đó, Chính phủ cần hành động và hành động gấp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, phát triển bền vững, tăng cả về số lượng và chất lượng.

Người đứng đầu Chính phủ mong muốn doanh nghiệp mạnh dạn nêu khó khăn, trở ngại, vướng mắc về các vấn đề: Quy hoạch, tiếp cận đất đai, vốn tín dụng, công nghệ, lao động, thủ tục hành chính, thuế, hải quan, tiếp cận điện năng, xử lý nước thải…

“Doanh nghiệp có thể thẳng thắn nêu khó khăn về vấn đề thanh tra, kiểm tra chồng lấn kéo dài. Cơ quan quản lý Nhà nước dọa nạt doanh nghiệp khi có ý kiến trái chiều, phản biện chính sách”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp chỉ rõ bộ ngành nào có văn bản bất hợp lý, gây cản trở, không phù hợp môi trường kinh doanh. Cơ quan nào, địa phương nào gây nhũng nhiễu phiền hà…

Đề xuất 5 giải pháp

Cũng trong buổi gặp gỡ sáng nay, Bộ KH&ĐT cũng đề xuất 5 giải pháp để giải quyết căn cơ các tồn tại, hạn chế này. Thứ nhất, cần có cơ chế chính sách tập trung phát triển doanh nghiệp nhằm hình thành lực lượng doanh nghiệp có quy lớn, đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế, tạo ra các sản phẩm chiến lược của quốc gia, khẳng định được thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế. 

“Sản phẩm của những doanh nghiệp này cần được coi là sản phẩm quốc gia, thành công của những sản phẩm chủ lực này cũng chính là sự thành công của quốc gia”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và khẳng định, các doanh nghiệp lớn này cần có “một sợi dây”, “một cơ chế liên kết lại với nhau” để tạo ra sức mạnh tổng hợp, trở thành cơ chế đóng góp và xây dựng chính sách.

 “Chính phủ khuyến khích, hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp Việt Nam liên kết, tạo khối thống nhất, có chiều sâu, hỗ trợ lẫn nhau trong đầu tư, kinh doanh, cùng tạo nên sức mạnh, tên tuổi và thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm và kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thủ tướng thăm gian hàng của các doanh nghiệp trưng bày tại Hội nghị

Thủ tướng thăm gian hàng của các doanh nghiệp trưng bày tại Hội nghị.

Thứ hai, cần đẩy mạnh cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, lấy sản xuất, chế biến chế tạo là trọng tâm trên cơ sở tận dụng cơ hội của cuộc cách mạnh lần thứ 4 để tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng bền vững, sáng tạo.

Từ đó tạo nên các ngành chủ lực quốc gia, tạo ra các sản phẩm được làm bởi các doanh nghiệp Việt Nam; phát triển bởi con người Việt Nam; tạo thành xu hướng chuyển dịch từ “Made in Vietnam” tiến tới “Made by Vietnam”.

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có tay nghề giỏi, kiến thức chuyên môn sâu, trình độ quốc tế và kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp. 

Thứ tư, cần tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là việc đảm bảo quyền đối với nhà đầu tư cần tiếp tục được tăng cường để ngày càng khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh, không hình sự hóa các hoạt động kinh tế nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thứ năm, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, chính cộng đồng doanh nghiệp cũng cần chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất - kinh doanh.

“Các giải pháp cần bảo đảm tính tổng thể, toàn diện, giải quyết cả vấn đề trước mắt và lâu dài, huy động được sự tham gia của tất cả các bên liên quan, các cơ quan của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và người dân”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Thẳng thắn nêu tên bộ ngành, địa phương gây nhũng nhiễu doanh nghiệp" tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713916735 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713916735 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10