Hiện nay, với những chính sách, giải pháp quyết liệt, UBND tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2021.
Tính đến hết tháng 9, tỉnh Thanh Hóa đã có 109/126 chủ đầu tư hoàn thành hơn 60% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. Một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân rất cao, như: Công an tỉnh (100%), UBND huyện Nông Cống (100%), UBND huyện Bá Thước (100%), UBND huyện Cẩm Thủy (100%), UBND huyện Yên Định (98,4%), UBND huyện Thiệu Hóa (82,8%), Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Thanh Hóa (82,2%)...
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 9 tháng năm 2021, Thanh Hóa đứng thứ 2 cả nước về giải ngân vốn đầu tư công (sau tỉnh Thái Bình). Giá trị khối lượng thực hiện của các chương trình, dự án đạt 7.459 tỷ đồng, bằng 74,4% kế hoạch giao chi tiết và tăng 11,4% so với cùng kỳ. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực đều chịu tác động bởi dịch bệnh COVID-19.
Để có kết quả này, ngay từ đầu năm 2021, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, như giao sớm kế hoạch chi tiết năm 2021 cho các chương trình, dự án nhằm tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện. Thực hiện cắt giảm thời hạn giải quyết đối với các thủ tục liên quan đến khâu chuẩn bị đầu tư, quá trình thẩm tra, thẩm định các chương trình, dự án. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa cũng quy định cụ thể các mốc thời gian hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 đối với từng loại dự án; định kỳ rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn của dự án có tiến độ giải ngân chậm sang cho các dự án có tiến độ giải ngân nhanh, có nhu cầu bổ sung vốn.
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9, đã có 109/126 chủ đầu tư hoàn thành hơn 60% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. Một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân rất cao, như: Công an tỉnh (100%), UBND huyện Nông Cống (100%), UBND huyện Bá Thước (100%), UBND huyện Cẩm Thủy (100%), UBND huyện Yên Định (98,4%), UBND huyện Thiệu Hóa (82,8%), Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Thanh Hóa (82,2%)...
Một số chủ đầu tư có tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư dưới 60% hiện đang được tập trung lãnh, chỉ đạo, tăng tốc tiến độ thực hiện trong những tháng cuối năm. Theo nhận định của các ngành, địa phương, nguyên nhân cơ bản khiến một số dự án không hoàn thành đúng tiến độ, đó là: Các dự án khởi công mới do chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, trong khi kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nên chưa được giao kế hoạch thực hiện năm 2021, như: Dự án đường nối TP Thanh Hóa với Cảng Hàng không Thọ Xuân, Dự án Đại lộ Đông - Tây TP Thanh Hóa. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều bất cập. Một số dự án trọng điểm có khối lượng giải phóng mặt bằng lớn nên quá trình lập phương án bồi thường mất nhiều thời gian. Công tác chuẩn bị đầu tư ở một số dự án còn chậm. Tiến độ thu hồi số dư vốn tạm ứng của các dự án có số dư vốn ứng lớn bị kéo dài. Năng lực chuẩn bị dự án và tổ chức thực hiện dự án của một số chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số dự án ODA phải thực hiện điều chỉnh nhiều lần, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn của tỉnh. Bên cạnh đó, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, một số địa phương, khu vực trong tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội; giá vật liệu xây dựng tăng cao ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và phương án tài chính của nhà thầu thi công.
Để thúc đẩy tiến độ đầu tư công năm 2021, trong 3 tháng cuối năm, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và các rào cản trong quá trình thực hiện các dự án, nhất là công tác giải phóng mặt bằng.
Tỉnh Thanh Hóa cũng kiên quyết sẽ điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2021 của các dự án có tiến độ thực hiện giải ngân chậm, giải ngân không bảo đảm quy định sang các dự án có tiến độ thực hiện nhanh, thiếu vốn. Đồng thời, tăng cường theo dõi, đôn đốc việc thu nộp tiền sử dụng đất của các dự án vào ngân sách Nhà nước theo quy định, nhất là thu nợ đọng tiền sử dụng đất của các dự án; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sử dụng đất thuộc cấp huyện quản lý, tạo nguồn vốn bố trí cho các dự án đầu tư công trong năm 2021.
Có thể bạn quan tâm
Quan Sơn (Thanh Hóa): Dành nguồn lực nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng
16:00, 02/12/2021
Thanh Hóa: Đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp thanh niên và sinh viên
15:38, 29/10/2021
Thị trường bất động sản Thanh Hóa “khát” dự án đẳng cấp
15:53, 08/10/2021
Nhà đầu tư đổ về Thanh Hoá săn dự án đẳng cấp
09:00, 10/09/2021
Những ông lớn nào đang đầu tư vào Thanh Hoá?
14:00, 15/09/2021