Tháo gỡ cơ chế giá xây dựng

PHƯƠNG UYÊN 29/03/2022 20:00

Bộ Xây dựng đang tập trung khởi động xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức và giá xây dựng dự kiến sẽ vận hành từ quý II/2022.

 Một số địa phương công bố giá xây dựng theo quý khiến nhiều nhà thầu bị động trước biến động giá vật liệu xây dựng. Ảnh: QT

Một số địa phương công bố giá xây dựng theo quý khiến nhiều nhà thầu bị động trước biến động giá vật liệu xây dựng. Ảnh: QT

Theo Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, gần đây Bộ đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng. Trên cơ sở các nhiệm vụ của Đề án, từ năm 2018 đến nay, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; hoàn thành việc nghiên cứu, hoàn thiện 13 phương pháp xây dựng định mức, xác định giá xây dựng (quy định tại các Thông tư hướng dẫn)...

Cùng đó, Bộ Xây dựng cũng đã rà soát toàn bộ 16.005 định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố, loại bỏ 1.005 định mức quá lạc hậu, sửa đổi 3.289 định mức, bổ sung 1.896 định mức; hoàn thành rà soát, đánh giá 596 suất vốn đầu tư, giá bộ phận kết cấu công trình; xây dựng và ban hành suất vốn đầu tư cho 1 km đường ô tô cao tốc.

Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đã thực hiện rà soát gần 13.500/17.700 định mức dự toán cho các công tác xây dựng chuyên ngành đã công bố, loại bỏ 1.380 định mức, sửa đổi 8.226 định mức, giữ nguyên 3.811 định mức và dự kiến bổ sung 5.993 định mức.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Xây dựng yêu cầu cập nhật liên tục giá vật liệu xây dựng

    Bộ Xây dựng yêu cầu cập nhật liên tục giá vật liệu xây dựng

    00:10, 24/03/2022

  • Loay hoay kiểm soát giá vật liệu xây dựng

    05:00, 11/01/2022

Hầu hết các địa phương trong cả nước (61/63) đã ban hành bộ đơn giá xây dựng công trình để phục vụ cho công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn;  63/63 tỉnh đã thực hiện khảo sát, công bố giá vật liệu, giá nhân công trên địa bàn tỉnh; 58/63 tỉnh đã ban hành giá ca máy.

"Có thể nói, hệ thống thể chế quản lý định mức, giá xây dựng, hợp đồng xây dựng; phương pháp xây dựng định mức, xác định giá xây dựng và các định mức, suất vốn đầu tư được rà soát tổng thể, sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới đã bám sát hơn và phục vụ tốt hơn các yêu cầu thực tiễn mới phát sinh, tuân thủ tốt hơn các quy luật kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả đầu tư xây dựng nhất là đối với các dự án đầu tư công; góp phần tạo thị trường xây dựng minh bạch, cạnh tranh, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, do giá các mặt hàng năng lượng, vật tư, nguyên liệu sản xuất tăng đột biến và liên tục biến động, trong khi vẫn tiếp tục hình thành các dự án đầu tư công hoặc hợp tác công tư rất lớn, quản lý phức tạp như Dự án cao tốc Bắc Nam khu vực phía Đông giai đoạn 2021-2025 nên hệ thống quy định về định mức, giá xây dựng, suất vốn đầu tư và quản lý hợp đồng xây dựng xuất hiện những bất cập không theo kịp và gây cản trở thực tiễn, cần được tháo gỡ kịp thời.

Cục trưởng Cục Kinh tế Xây dựng Đàm Đức Biên thông tin, trên thực tế đang tồn tại 2 nhóm vấn đề liên quan đến tổ chức, xây dựng, ban hành, áp dụng định mức và việc tổ chức xác định, công bố giá xây dựng tại các địa phương. Trong bối cảnh giá nhiệu liệu, vật liệu xây dựng chủ yếu biến động theo hướng tăng, khó dự báo nhưng vẫn còn 1 số nơi phương pháp xác định giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng vẫn theo quý nên công bố chậm, chưa kịp thời; không bám sát diễn biến thị trường hoặc chưa sát thực tế. Nhiều danh mục công bố còn thiếu một số chủng loại vật liệu xây dựng...

Điều này dẫn đến việc thiếu dữ liệu để tính toán, dự trù chi phí các dự án đầu tư tư xây dựng và điều chỉnh giá trong thanh toán, quyết toán hợp đồng các gói thầu đang triển khai thực hiện. Thêm một nội dung được quan tâm là quản lý hợp đồng xây dựng, điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, tổng mức đầu tư, dự toán công trình xây dựng

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) Trần Dương Phúc cho rằng, cần sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, trong đó có việc điều chỉnh lại một số mặt hàng liên quan đến nhiên, nguyên vật liệu xây dựng. Giá vật liệu xây dựng tăng cao bất thường thời gian dài cũng gây khó khăn cho nhà thầu thi công các gói thầu theo hình thức trọn gói. Do đó, rất cần Chính phủ có hướng dẫn giải quyết.

Ngoài ra, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Thanh Hải chia sẻ vướng mắc khi xác định chi phí đầu tư xây dựng, đặc biệt là việc khi có các định mức mới hoặc điều chỉnh thì sẽ được lập dự toán. Nhưng trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư có thể tổ chức khảo sát để chuẩn xác lại các nội dung của định mức trên cơ sở số liệu từ công trình thi công thực tế.

Như vậy, trường hợp lập sau khi chuẩn xác, nếu có sự thay đổi lớn về hao phí làm ảnh hưởng đến chi phí xây dựng (tăng hoặc giảm) thì có phải điều chỉnh tổng mức đầu tư hay dự toán xây dựng và hợp đồng xây dựng? Nội dung này nếu không có hướng dẫn kỹ sẽ gây thất thoát vốn của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Sớm hoàn thiện Đề án về hệ thống định mức và giá xây dựng

    Sớm hoàn thiện Đề án về hệ thống định mức và giá xây dựng

    03:00, 06/02/2022

  • Giá vật liệu xây dựng tăng “đội” giá nhà

    Giá vật liệu xây dựng tăng “đội” giá nhà

    01:00, 22/11/2021

  • Loay hoay kiểm soát giá vật liệu xây dựng

    Loay hoay kiểm soát giá vật liệu xây dựng

    05:00, 11/01/2022

  • Bộ Xây dựng yêu cầu cập nhật liên tục giá vật liệu xây dựng

    Bộ Xây dựng yêu cầu cập nhật liên tục giá vật liệu xây dựng

    00:10, 24/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tháo gỡ cơ chế giá xây dựng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO