Thấy gì sau cú "hạ cánh" gấp của Vinpearl Air?

Diendandoanhnghiep.vn Thị trường hàng không Việt Nam thời gian gần đây có sự xuất hiện của rất nhiều "tay chơi" mới, nhưng trụ lại được hay không mới là vấn đề!

Sức ép thị trường trong nước đang ngày một tăng nên các hãng hàng không đang phải tìm kiếm giải pháp thay thế bằng biện pháp mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường quốc tế để bù đắp cho thị phần nội địa đang bị giảm sút.

Vinpearl Air là cái tên được chú ý hơn cả vì là tân binh mới tuyên bố gia nhập thị trường hàng không, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã bất ngờ tuyên bố rút lui.

Theo như giải thích từ phía đại diện của hãng thì phải rút lui để dành nguồn lực cho hai lĩnh vực cốt lõi là Công nghệ và Công nghiệp mà hãng đang quyết tâm theo đuổi.

Cú “hạ cánh” gấp chỉ sau mới 7 tháng đã làm cho thị trường và giới quan sát không khỏi ngỡ ngàng nhưng không phải là không có lí, là vì thị trường hàng không hiện đã có thay đổi theo chiều hướng không còn tích cực như dự tính ban đầu.

Bức tranh thị trường hàng không đang ngày một sôi động bởi những cuộc đua tăng tốc giữa các "đại gia" với sức hút đến từ động lực thu nhập của người dân tăng lên, dân số vàng cùng tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, và tỉ lệ dân số đi máy bay vẫn còn thấp so với khu vực, ngoại trừ Philippines.

Theo báo cáo ngành Hàng không mới nhất năm 2020 của công ty chứng khoán MBS thì thị trường quốc tế được dự phóng tăng trưởng CAGR ở mức 15,1% mỗi năm trong giai đoạn từ 2018-2025.

Theo số liệu của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), trong năm 2019, sản lượng vận chuyển toàn mạng cảng đạt 116 triệu hành khách, tăng 12% so với năm 2018. Trong đó, khách nội địa ước đạt 74 triệu, tăng 11%, khách quốc tế tăng 13,6% so với năm 2018.

Sức hút gia nhập thị trường hàng không ngày một gia tăng hơn bắt nguồn từ sự thành công ngoạn mục của hãng hàng không Vietjet Air ra đời 9 năm trước. Tính tới tháng 9 năm 2019 VietjetAir đã sở hữu thị phần cao nhất lên tới 42,9% (nội địa) tiếp theo là Vietnam Airlines đang kiểm soát 35,9%, Jetstar và Vasco chiếm 15,8%.

Vietjet Air đang chiễm lĩnh thị phần lớn nhất trong thị trường vận tải hàng không Việt Nam

Vietjet Air đang chiễm lĩnh thị phần lớn nhất trong thị trường vận tải hàng không Việt Nam

Bamboo Airways chỉ mới gia nhập thị trường từ cuối năm 2018 đến tháng 9 năm 2019 cũng đã giành được 5,4% thị phần nội địa. Cũng theo công ty chứng khoán MBS thì kết quả dự phóng báo cáo lợi nhuận sau thuế hợp nhất từ 2019 và 2020 của VietjetAir lần lượt là 5.420 và 5.667 tỷ đồng.

Mặc dù du lượng thị trường nội địa ngày một chật chội, nhưng hãng hàng không AirAsia của Malaysia cũng đã bốn lần quyết tâm gia nhập thị trường Việt Nam, song đều không thành công.

Thị trường hàng không được đánh giá còn rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên theo dự báo từ MBS thì không còn được tốt như trước vì có thêm sự xuất hiện từ những đối thủ mới gia nhập qua đó chiếc bánh thị phần sẽ bị chia lại.

Do đó mức độ cạnh tranh cũng ngày một tăng nhiệt hơn, vì vậy thị phần sẽ phải điều chỉnh bớt cho những hãng tham gia sau, một mặt áp lực cạnh tranh buộc các hãng phải hạ thấp giá vé xuống hơn trước đồng thời tăng chất lượng dịch vụ để bảo vệ thị phần, cộng với giá nhiên liệu đang có chiều hướng tăng qua đó biên lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng.

Theo như dự báo của MBS thì triển vọng của ngành hàng không đang có chiều hướng giảm tốc và dần trở về trạng thái bão hòa sau một thời gian tăng trưởng nóng.

Cơ cấu hành khách cũng sẽ có thay đổi

Cơ cấu hành khách cũng sẽ có thay đổi

Theo đó như du khách quốc tế (Người Việt Nam) đạt cao nhất trong ăm 2019 là 42% qua năm 2020 giảm chỉ còn 30%, và lượng khách hàng Quốc tế (Người nước ngoài) cũng giảm từ 14,2% năm 2019 xuống chỉ còn 12% trong năm 2020.

Mặc dù thị trường hàng không nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít những thách thức như có dấu hiệu thừa cung do (không bố trí đủ sân đỗ) và hạn chế về khâu tổ chức triển khai cảng hàng không, dịch vụ mặt đất, trình độ phi công… nên thường có hiện tượng ùn ứ tầu bay cục bộ ở những giờ cao điểm.

Tốc độ tăng trưởng chung của ngành đang có xu hướng giảm, kiểm soát rủi ro của ngành hàng không là khá đặc thù ngoài tầm kiểm soát như những hiện tượng gần đây đã sảy ra các sự cố kỹ thuật đã gây ra nhiều vụ tai nạn máy bay thảm khốc, dịch bệnh và các yếu tố chính trị là các biến số khó lường và ngày càng có nhiều rủi ro bất trắc hơn nên thị trường hàng không đã không còn hấp dẫn như trước nữa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thấy gì sau cú "hạ cánh" gấp của Vinpearl Air? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711647845 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711647845 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10