Thấy rõ hơn chất lượng sống từ đại dịch

Diendandoanhnghiep.vn Đại dịch COVID-19 là một cơ hội để thế giới có thể nhìn rõ hơn các ảnh hưởng của hoạt động sản xuất, tiêu dùng tới chất lượng cuộc sống.

Tiêu dùng và Sản xuất bền vững là một trong 17 mục tiêu của Chương trình Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) do Liên Hợp quốc thống nhất ban hành năm 2015.

Chuyển đổi sang sản xuất tiêu dùng bền vững là một nhiệm vụ quan trọng với nhằm hướng tới bền vững lâu dài.

Chuyển đổi sang sản xuất tiêu dùng bền vững là một nhiệm vụ quan trọng với nhằm hướng tới bền vững lâu dài.

Mục tiêu số 12 này nhằm thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững tại các nước thành viên của Liên Hợp quốc trong giai đoạn từ năm 2015 tới năm 2030. Việc thực hiện Mục tiêu Tiêu dùng và Sản xuất bền vững này có mối liên hệ chặt chẽ với hiệu quả triển khai các Mục tiêu khác trong Chương trình SDG, ví dụ giảm đói nghèo, tăng trưởng kinh tế và việc làm, năng lượng sạch, biến đổi khí hậu, hệ sinh thái dưới nước, sự sống trên mặt đất…

Môi trường suy giảm 

Sản xuất bền vững là việc khai thác các nguồn tài nguyên một cách kinh tế và hiệu quả hơn, giảm lượng chất thải và bảo vệ môi trường. Còn tiêu dùng bền vững là tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường, xã hội và kinh tế.

Sản xuất và tiêu dùng bền vững cung cấp chìa khóa cho phép cộng đồng và cá nhân phát triển mà không cần thiết phải hy sinh chất lượng cuộc sống đồng thời không gây nguy hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai

Trong nhiều thế kỷ vừa qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, thế giới đã chứng kiến và chịu nhiều tác động nghiêm trọng do vấn đề suy thoái môi trường gây ra, như cháy rừng, lũ lụt, nạn đói, dịch bệnh… 

Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng môi trường một phần lớn là do hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người, trong đó bao gồm các vấn đề nổi cộm như khí thải sản xuất, rác thải tiêu dùng…

Đặc biệt, đại dịch COVID-19 là một cơ hội để thế giới có thể nhìn rõ hơn các ảnh hưởng của hoạt động sản xuất, tiêu dùng tới chất lượng cuộc sống.

Từ đó, góp phần củng cố mục tiêu thực hiện các kế hoạch nhằm đảo ngược các xu hướng hiện tại để chuyển mô hình sản xuất và tiêu dùng sang hướng bền vững hơn. 

Theo giới chuyên gia, một quá trình chuyển đổi thành công có nghĩa là nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, xem xét toàn bộ vòng đời của các hoạt động kinh tế và tham gia tích cực vào các hiệp định môi trường đa phương.

Do đó, mục tiêu Tiêu dùng và Sản xuất bền vững hoàn toàn có thể thực hiện từ những hành vi rất đơn giản của từng cá nhân chủ thể trong từng hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Ví dụ, giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm giúp giảm chi phí sản xuất và tăng tính hiệu quả của hệ thống thực phẩm sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của môi trường. 

Hiện nay, chỉ tính riêng trong quá trình vận chuyển, bảo quản và chế biến sau khi thu hoạch, chúng ta đã thất thoát 13,8% - tương đương với hơn 400 tỷ USD mỗi năm. Đồng thời, môi trường nước cũng đang ô nhiễm nhanh hơn tốc độ tự tái chế của tự nhiên, làm sạch nước ở sông và hồ.

Phát triển kinh tế ở Việt Nam đã tạo ra những thách thức lớn về môi trường và xã hội. Lượng phát thải CO2 đã tăng gấp đôi từ 4 triệu tấn năm 1980 lên 80 triệu tấn năm 2005. Thiếu đất canh tác và suy thoái môi trường do áp lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và quy mô dân số. 

Cùng với đó, chất lượng môi trường đang suy giảm nghiêm trọng, suy giảm diện tích, chất lượng rừng, suy thoái đất, ô nhiễm nước đe dọa sinh vật biển, ô nhiễm nước ngầm dẫn đến hạn chế nguồn cung cấp nước và ô nhiễm không khí gây hại cho sức khỏe và tài sản. Đặc biệt ở các thành phố đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng như Hà Nội và TP.HCM.

Việt Nam được xác định là một trong số 5 đến 10 quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu trên thế giới, đặc biệt những thiệt hại kinh tế xã hội sẽ xảy ra do thiên tai. Hơn nữa, suy thoái đất do phát triển công nghiệp; các vùng ven biển dễ bị ngập lụt hơn.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn bị hạn chế năng lực trong việc tuân thủ luật pháp và quy định về môi trường tại Việt Nam. Chẳng hạn, chỉ có 5% trong số 615 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung (Mạng lưới CSR ASEAN, 2017).

Hiệu quả sử dụng tài nguyên nước của Việt Nam còn thấp so với thế giới và khu vực. Mối đe dọa chính là tác động của nguồn nước ô nhiễm lên sức khỏe con người. Lượng phát thải ngày càng gia tang, từ 28 triệu tấn chất thải thông thường năm 2009 lên 35,7 triệu tấn vào năm 2015.

Riêng đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị, ước tính phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình từ 10-16% mỗi năm. Phần lớn lượng rác thải thải được chôn lấp, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được tái chế tại các cơ sở xử lý chỉ đạt khoảng 42%. 

Cân bằng chiến lược phát triển

Theo Ngân hàng thế giới, chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam mất đi 5,18% GDP của năm 2013. Ô nhiễm nước cũng có thể gây thiệt hại tới 3,5% GDP vào năm 2035, chưa tính tới ô nhiễm đất, và suy thoái đất đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và tác động của biến đổi khí hậu. 

Cần tập trung hơn nữa vào các mục tiêu tiêu dùng bền vững.

Cần tập trung hơn nữa vào các mục tiêu tiêu dùng bền vững.

Đối với các thách thức xã hội, phần lớn dân số đã được hưởng lợi từ sự thịnh vượng kinh tế và một số nhóm dân tộc thiểu số vẫn có tiến độ chậm hơn và tỷ lệ nghèo lớn hơn so với mức trung bình quốc gia.

Năng lực về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được cải thiện sẽ rất quan trọng đối với việc cải thiện các vấn đề môi trường và xã hội, nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam đưa các ngành công nghiệp lên vị trí mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.

Các nhiệm vụ chính của sản xuất tiêu dùng bền vững tại Việt Nam đang được triển khai dựa trên sự nhất trí cao của Chính phủ. Tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của Việt Nam cho thấy sự chuyển đổi sang sản xuất tiêu dùng bền vững là một nhiệm vụ quan trọng với nhằm hướng tới bền vững lâu dài.

Kinh tế tuần hoàn như một công cụ thiết thực sẽ giúp ích cho Việt Nam chuyển đổi kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện sản xuất tiêu dùng bền vững.

Là một nền kinh tế mới nổi, Việt Nam cần tăng cường năng lực R&D của các doanh nghiệp để tạo điều kiện đổi mới sinh thái cho quá trình cạnh tranh toàn cầu và kết hợp sản xuất tiêu dùng bền vững vào các biện pháp thương mại xuất nhập khẩu.

Khi đô thị hóa đang được mở rộng tại Việt Nam, cần tập trung hơn nữa vào các mục tiêu tiêu dùng bền vững của dân cư đô thị trong suốt quá trình chuyển đổi mô hình tiêu dùng nhanh chóng.

Do đó sản xuất tiêu dùng bền vững có thể được thông qua trong quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội của Việt Nam để giải quyết một cách toàn diện các cơ hội và thách thức mới nổi thông qua sự tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội.   

Khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi nhiều khái niệm cũng như mô hình về chi phí. Một số chi phí từng được các nhà lãnh đạo cho là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi, ví dụ chi phí thuê văn phòng.

Trong khi đó, một số năng lực vốn được xem như kiến tạo khác biệt thì giờ đây đã trở thành điều kiện tối thiểu trong vận hành doanh nghiệp, ví dụ tự động hóa và công nghệ giúp phối hợp làm việc.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, các lãnh đạo doanh nghiệp phải tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng.

Để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai, đây chính là thời điểm thích hợp để xem xét lại các lĩnh vực doanh nghiệp ưu tiên, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thấy rõ hơn chất lượng sống từ đại dịch tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711633783 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711633783 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10