Thể chế hóa quyền sở hữu tài sản: Vướng mắc từ Bộ luật Dân sự 2015

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù được đánh giá là nền tảng cho việc xác định các loại tài sản, tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 vẫn chưa bao quát, giải mã được hết các loại tài sản trong đời sống xã hội…

Theo các chuyên gia, Điều 105, Điều 107 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 đã cung cấp cơ sở pháp lý về khái niệm tài sản, theo đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá về quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản; bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai…

Bên cạnh các quy định của BLDS năm 2015, nhiều quy định của pháp luật chuyên ngành cũng có những quy định riêng về các loại tài sản, đây là các quy định mang tính nền tảng cho việc xác định các loại tài sản, đối tượng của giao dịch.

Định nghĩa về tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015

Khái niệm về tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa bao quát, giải mã được hết các loại tài sản trong đời sống xã hội? - Ảnh minh họa

Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, việc đưa ra khái niệm tài sản theo hướng liệt kê như Điều 105 BLDS năm 2015, được đánh giá là chưa bao quát, giải mã được hết các loại tài sản trong đời sống xã hội và sẽ gặp phải những khó khăn khi xuất hiện các loại tài sản mới như: tài sản ảo; thông tin, dữ liệu trong môi trường kỹ thuật số; tài sản phi truyền thống (như tài sản mã hóa) hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bất động sản là nhà ở hình thành trong tương lai như cửa hàng trong các tòa nhà chung cư, nhà phố thương mại (shophouse), căn hộ khách sạn (condotel), căn hộ văn phòng (officetel),…

Trên thực tế, phạm vi tài sản có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của xã hội chứ không chỉ bó hẹp trong các loại tài sản được liệt kê theo luật, trong đó, tài sản là một khái niệm động, có thể thay đổi theo từng xã hội, với nhiều yếu tố được xem xét.

“Việc phát sinh một tài sản mới trong xã hội nhưng chưa có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh, một khi xảy ra tranh chấp, sẽ rất khó giải quyết, vậy nên, nếu định nghĩa tài sản theo phương thức liệt kê như đã nêu, thì sẽ không thể bao quát hết các tài sản có thể phát sinh trong tương lai”, các chuyên gia chia sẻ.

Cụ thể là việc phân loại tài sản gồm động sản và bất động sản, trong đó, việc phân loại này có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong quan hệ pháp luật dân sự mà còn trong một số quan hệ pháp luật khác như: công chứng (xác định thẩm quyền công chứng giao dịch đối với bất động sản xác định theo địa hạt), đấu giá tài sản (trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản là bất động sản khác với động sản),…

việc phân loại tài sản gồm động sản và bất động sản

Việc phân loại tài sản gồm động sản và bất động sản có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong quan hệ pháp luật dân sự - Ảnh minh họa

Theo Luật sư Nguyễn Thành Luân – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Việt, BLDS năm 2015 phân tài sản thành 2 loại là bất động sản và động sản, trong đó, bất động sản là các tài sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác do pháp luật quy định, còn động sản, là những tài sản không phải bất động sản.

“Như vậy, có thể thấy BLDS sử dụng phương pháp loại trừ để đưa ra định nghĩa về động sản; quy định mang tính loại trừ này, đòi hỏi việc định nghĩa “bất động sản” phải cụ thể, rõ ràng, tuy nhiên, trên thực tế, tại điểm d khoản 1 Điều 107 BLDS năm 2015, bất động sản còn bao gồm các tài sản khác do pháp luật quy định”, Luật sư Luân nói.

Cũng theo Luật sư Luân, điểm c Điều 107 BLDS năm 2015 quy định: “Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng” là bất động sản, quy định này có thể sẽ rõ ràng với các tài sản như thiết bị xây dựng gắn vào nhà, quyền sử dụng đất, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt,… đều được coi là bất động sản, thế nhưng, quy định này chưa giải mã được những quyền tài sản phát sinh từ bất động sản như quyền yêu cầu thanh toán, quyền đòi nợ,… phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, những quyền này có được coi là bất động sản hay không?

“Bên cạnh đó, các quy định hiện hành cho thấy, khó có thể phân biệt tài sản vô hình và quyền tài sản; bởi mọi quyền tài sản phát sinh từ bất động sản có phải là bất động sản hay không? Vẫn là dấu hỏi lớn, trong khi, pháp luật dân sự về nguyên tắc chung, có sự tách bạch giữa quyền mua, quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức và việc khai thác, vận hành, sử dụng tài sản;…”, Luật sư Luân nêu quan điểm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thể chế hóa quyền sở hữu tài sản: Vướng mắc từ Bộ luật Dân sự 2015 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713514209 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713514209 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10