Thế cuộc mới ở Đông Nam Á: Việt Nam ứng xử ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN sẽ làm thay đổi cục diện Đông Nam Á theo hướng tích cực. Tuy nhiên, các bên cần phải ứng xử mềm dẻo.

Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo ASEAN tại Nhà trắng (Ảnh: AFP)

Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo ASEAN tại Nhà trắng (Ảnh: AFP)

>> Thủ tướng Phạm Minh Chính và “tín hiệu” Việt Nam

Kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Wahington, hai bên đã ra tuyên bố chung gồm 28 điểm, nâng quan hệ từ đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 11 năm nay.

Tổng thống Joe Biden phát biểu rất ngắn gọn rằng: “Đối tác Mỹ và ASEAN là rất quan trọng”, đồng thời tuyên bố: “Chúng ta sẽ khởi động một thời kỳ mới cho mối quan hệ này”.

Theo thông báo của Nhà Trắng, Mỹ và ASEAN sẽ tăng cường phối hợp trong đẩy nhanh hành động chống biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và thịnh vượng bao trùm; ủng hộ tiếp cận giáo dục; mở rộng hợp tác hàng hải; và thúc đẩy y tế toàn cầu và an ninh y tế.

Với sự trở lại của Washington, khu vực Đông Nam Á đứng trước nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, không phải ngắn hạn mà dài hạn, nối tiếp, kế thừa như phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ K. Harris.

Đầu tiên là khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), cấu thành quan trọng nhất của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Khuôn khổ này dựa trên sáng kiến B3W “xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn”. Nguồn vốn B3W khoảng 40.000 tỷ USD được huy động từ các nước thuộc khối G7.

Theo các chuyên gia, nguồn vốn này được tạo ra để đối trọng với BRI của Trung Quốc, được cho là thiếu minh bạch, ít hiệu quả, gây nợ cho bên vay, vì mục đích của Trung Quốc là tạo ra cơ chế ràng buộc để dễ dàng bành trướng.

Như vậy, để hưởng thụ đầu tư, Đông Nam Á buộc phải thay đổi, cải cách thể chế, luật pháp theo chuẩn phương Tây. Trong sự thay đổi ấy, đa phần là cần thiết và tiến bộ, nhưng cũng để lại một số di chứng ở nhiều nơi chưa thực sự muốn thay đổi.

Cơ chế này tương tự với các FTAs kiểu mới, để đạt được hiệu quả hợp tác kinh tế, đồng thời phải điều chỉnh văn hóa sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng; văn hóa về quyền lợi người lao động, công đoàn,…theo hướng mở.

Bên cạnh đó, Đông Nam Á không thể không thay đổi chính sách, cấu trúc ngoại giao, vừa phù hợp với tính chất, mức độ quan hệ với Mỹ; vừa hài hòa quan hệ với “láng giềng” Trung Quốc. Tham gia cam kết với Mỹ ít nhiều gây xung khắc với nền tảng đã hợp tác với Trung Quốc nhiều thập kỷ nay.

Việt Nam nhận được sự ủng hộ của Mỹ để thịnh vượng và độc lập, như tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ngoại trưởng Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken

Dòng chảy chủ đạo, trước tiên là kinh tế, thương mại, đầu tư, để hiện thực hóa cam kết “ủng hộ Việt Nam thịnh vượng”. Thị trường Mỹ hơn 300 triệu dân rộng mở, giúp doanh nghiệp Việt nhanh chóng đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng và phổ biến nhất hiện nay.

Tài nguyên công nghệ, chất xám của doanh nghiệp Mỹ là thứ mà nền kinh tế Việt Nam rất cần để bắt kịp xu hướng, gồm các lĩnh vực như kinh tế số, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng.

“Việt Nam độc lập”! Đây là quan điểm “dĩ bất biến”, phù hợp với đường lối ngoại giao, cũng như quan điểm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc gia, khu vực và quốc tế hiện nay.

Có thể hiểu ngắn gọn: Độc lập là không lệ thuộc. Việt Nam không ngần ngại hợp tác với Mỹ, một cách toàn diện, nhưng phải giữ thế chủ động, cân bằng, hài hòa để không rơi vào vòng xoáy cạnh tranh giữa các nước lớn. Bài học lịch sử cho chúng ta kinh nghiệm này.

Suy rộng ra, độc lập không thể tách rời chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, khi lãnh thổ bị đe dọa tức là nền độc lập bị đe dọa. Ủng hộ một quốc gia độc lập cũng có nghĩa là ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia ấy.

Một phần Biển Đông của Việt Nam đang bị đe dọa, hoặc bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Phương sách đấu tranh mềm dẻo, kiên quyết, dựa trên nguyên tắc luật pháp quốc tế của Việt Nam đang cần sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để gia tăng trọng lượng. Tuy nhiên về vấn đề chủ quyền biển đảo, hiện nay Đông Nam Á chưa đạt được thống nhất chung về phương pháp ứng xử.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thế cuộc mới ở Đông Nam Á: Việt Nam ứng xử ra sao? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713605008 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713605008 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10