THẾ GIỚI CHUYỂN ĐỘNG: Ai là chủ nợ của phần còn lại?

Trương Khắc Trà 29/12/2019 12:26

Phát hiện ra khối nợ khổng lồ ở hàng trăm quốc gia, các diễn biến ở Đông Nam Á, Trung Quốc chiếm thời lượng rất lớn của báo giới tuần qua.

1/ Thế giới ngập trong nợ nần

Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo, vay nợ của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã lên mức kỉ lục 55.000 tỉ USD. Đây là mức vay nợ lớn nhất, nhanh nhất và có qui mô ảnh hưởng rộng lớn trong gần 5 thập kỉ qua.

Ai là chủ nợ trong chuỗi xích mắc nợ toàn cầu?

Ai là chủ nợ trong chuỗi xích mắc nợ toàn cầu?

Khoản nợ này khiến các quốc gia dễ bị tổn thương và có thể rơi vào khủng hoảng tài chính nếu thời kỳ lãi suất thấp chấm dứt.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

2/ Sẽ có tuyến đường sắt nối Trung Quốc – ASEAN?

Mạng lưới đường sắt xuyên Á được thiết kế với khởi điểm tại Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam), đi qua các thành phố Ngọc Khê, Mông Tự và Hà Khẩu của tỉnh này, kết nối với Việt Nam, Lào, Thái Lan và Singapore.

Tuyến đường sắt ASEAN - Trung Quốc chưa biết khi nào hoàn thành

Tuyến đường sắt ASEAN - Trung Quốc chưa biết khi nào hoàn thành

Điều đáng nói, các quốc gia còn lại không có tổ chức nào quản lý vốn để thực hiện dự án, đồng thời cách tiếp cận cũng không giống nhau. Điển hình như Malaysia, Thái Lan trông chờ vào vốn đầu tư của Trung Quốc thì Campuchia phụ thuộc vào đầu tư nhỏ giọt từ ADB…

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

3/ Cát sẽ trở thành tài nguyên chiến lược

Ở châu Á và châu Phi, một sự bùng nổ xây dựng đã làm tăng nhu cầu cát gấp ba lần trong 2 thập kỷ qua. Trên toàn cầu, dự báo việc khai thác cát và sỏi được dự đoán sẽ tăng lên 82 tỷ tấn vào năm 2060.

Tài nguyên cát ngày một khan hiếm

Tài nguyên cát ngày một khan hiếm

Việc thế giới đang đối mặt nguy cơ thiếu hụt tài nguyên cát đã gióng lên hồi chuông báo động khi các vấn nạn về nông nghiệp, môi trường, du lịch… đang tiếp diễn liên tục.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

4/ Ai âm mưu chia rẽ ASEAN?

ASEAN được coi là biểu tượng cho hợp tác và liên kết khu vực. Nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN vốn được nhìn nhận như một bản sắc đặc thù của khối này và được đặt cho những biệt danh như “Con đường ASEAN” hay “Phương cách ASEAN”.

Trung Quốc đang đầu tư rất lớn vào ASEAN vì nhiều mục đích

Trung Quốc đang đầu tư rất lớn vào ASEAN vì nhiều mục đích

Tuy nhiên, nguyên tắc đồng thuận nói trên của ASEAN chưa được thể chế hoá cho lĩnh vực đối ngoại và an ninh. Vì thế, ASEAN chưa có được mức độ nhất thể hoá và thể chế hoá như Liên minh Châu Âu (EU).

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

5/ Châu phi sẽ bùng nổ lĩnh vực công nghệ

Báo cáo thường niên về lĩnh lực khởi nghiệp công nghệ châu Phi cho thấy, 210 công ty khởi nghiệp công nghệ tại ‘’lục địa Đen’’ trong năm 2018 đã thu hút thành công 334,5 triệu USD vốn đầu tư, tăng 75% về lượng vốn và 32,1% về số công ty khởi nghiệp được cấp vốn.

Những con số chứng minh lĩnh vực khoa học công nghệ ở châu Phi đang phát triển mạnh

Những con số chứng minh lĩnh vực khoa học công nghệ ở châu Phi đang phát triển mạnh

Không chỉ là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa, đầu tư trong lĩnh vực công nghệ tại các quốc gia châu Phi đang hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2020.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
THẾ GIỚI CHUYỂN ĐỘNG: Ai là chủ nợ của phần còn lại?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO