Bộ Thương mại Mỹ vừa tuyên bố sẽ áp thuế 456% đối với thép chống gỉ và thép cán nguội sản xuất tại Việt Nam nhưng sử dụng lớp lõi của Hàn Quốc và Đài Loan, được xuất khẩu sang Mỹ.
Đây có thể chưa là phải là thông báo cuối cùng, rất có thể Mỹ sẽ còn đánh thuế thêm các sản phẩm thép khác từ Việt Nam, nhất là các sản phẩm thép có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Khó khăn bủa vây
Bộ Thương mại Mỹ cho biết, cuộc điều tra để đi đến quyết định nói trên đã được cơ quan này thực thi theo đề nghị của các Công ty thép ở Mỹ gồm ArcelorMittal, Nucor Corp, United States Steel Corp, Steel Dynamics Inc, Califronia Steel Industries, và AK Steel.
Động thái này của Bộ Thương mại Mỹ được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lo ngại hàng hoá từ Trung Quốc có thể thông qua Việt nam để xuất khẩu sang Mỹ.
Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Việt, cho rằng hiện lượng thép của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng thép cả nước xuất đi các thị trường nên không ảnh hưởng nhiều. Nhưng để thép Việt không bị Mỹ áp thêm thuế vạ lây, các doanh nghiệp cần trung thực về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, không nên vì cái lợi trước mắt mà đánh mất uy tín trên thương trường.
Chặn gian lận xuất xứ thép Việt
Các chuyên gia cho rằng, để tránh thép ngoại “đội lốt” thép Việt, cần phải kiểm tra 100% lô hàng ngay tại cảng nhập khẩu kèm truy xuất nguồn gốc lô hàng nhập khẩu. Đồng thời, Bộ Công thương và các cơ quan hải quan, quản lý thị trường cần theo sát số liệu thép nhập khẩu để bảo đảm không có gian lận thương mại, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn ban hành để không bị thép giá rẻ, thép phi chất lượng ảnh hưởng đến thị trường thép trong nước.
Có thể bạn quan tâm
06:06, 05/07/2019
15:35, 04/07/2019
13:00, 04/07/2019
22:05, 03/07/2019
Ngoài ra, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy, cần có chế tài xử phạt nghiêm minh, chẳng hạn ở Canada, nếu cá nhân, tổ chức cố tình ghi sai nhãn xuất xứ hàng hóa gây hiểu sai, hiểu nhầm về sản phẩm có thể bị phạt hành chính lên đến 15 triệu dollar Canada, truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù từ 1– 14 năm. Còn với một số nước trong khu vực, như Indonesia, Thái Lan, Malaysia... đưa ra các quy trình kiểm soát chặt chẽ các đơn vị nhập khẩu, yêu cầu phải thực hiện việc đăng ký, có chứng nhận chất lượng theo thủ tục quy định nhằm tránh nhập khẩu tràn lan.
Nếu Việt Nam không có biện pháp quyết liệt chặn thép ngoại mượn xuất xứ để xuất khẩu sang Mỹ, thì tất cả các sản phẩm thép của Việt Nam có nguy cơ bị Mỹ áp thuế cao. Bên cạnh đó, những mặt hàng khác dễ bị hàng ngoại “đội lốt”, như điện tử, pin năng lượng mặt trời, nhôm ép, đồ gỗ.... cũng có nguy cơ bị Mỹ áp thuế cao nếu các cơ quan chức năng Mỹ điều tra được chứng cứ.