Thị trường năng lượng cần vai trò kinh tế tư nhân

Diendandoanhnghiep.vn Ông Cao Đức Phát - Phó ban Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, để có được một thị trường năng lượng hiệu quả thì cần phải phát huy cao hơn vai trò của kinh tế tư nhân.

 

Ông Cao Đức Phát - Phó ban Ban Kinh tế Trung ương đánh giá,để có được một thị trường năng lượng hiệu quả thì cần phải phát huy cao hơn vai trò của kinh tế tư nhân. Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Cao Đức Phát - Phó ban Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, để có được một thị trường năng lượng hiệu quả thì cần phải phát huy cao hơn vai trò của kinh tế tư nhân. Ảnh: Nguyễn Việt

Tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam: “Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam phát triển bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 21/8, ông Cao Đức Phát - Phó ban Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, nhân tố thực thi để biến chủ trương thành hành động là các doanh nghiệp. Chúng ta có EVN, PVN, TKV… là những doanh nghiệp nhà nước đã và đang đóng vai trò quan trọng, nhưng để có được một thị trường năng lượng hiệu quả thì cần phải phát huy cao hơn vai trò của kinh tế tư nhân, điều này cũng phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Phát huy vai trò kinh tế tư nhân

Do đó, theo ông Cao Đức Phát, Việt Nam cần thiết lập một thị trường để các công ty dịch vụ năng lượng được phát triển hiệu quả và nhanh hơn. Đồng thời kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, điều này không có nghĩa là tăng biên chế mà phải làm cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả và đồng bộ hơn. 

“Có nhiều ý kiến cho rằng, nhiều chủ trương chính sách được nêu ra nhưng không được thực hiện có một phần là do thiếu sự quan tâm chỉ đạo đúng mức ở các cấp. Chúng tôi xin tiếp thu những đóng góp chân thành này”, ông Phát nói.Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, với kịch bản tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm thì nhu cầu năng lượng cho năm 2020 phải đạt 235 tỷ kWh, đến năm 2025 cần 352 tỷ kWh và đến 2035 là 506 tỷ kWh. Mặc dù tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện trong thời gian tới sẽ giảm nhiều so với trước đây, vào khoảng 8,5% trong giai đoạn 2021-2025 và khoảng 7,5% trong giai đoạn 2026-2030 (trong khi có thời điểm trước đây tăng trưởng tới hơn 12%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng trung bình là 11%) nhưng nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống vẫn rất cao.

Hiện nay hệ thống điện Việt Nam có khoảng 54.000MW điện bao gồm cả các loại năng lượng tái tạo như điện gió, mặt trời mới đưa vào hoạt động. Để đáp ứng nhu cầu điện của năm 2020 cần khoảng 60.000MW công suất nguồn, đến năm 2030 cần 130.000MW công suất nguồn điện.

“Đây là thách thức đối với ngành năng lượng Việt Nam trong bối cảnh nhiều dự án đang chậm tiến độ, việc thu xếp nguồn vốn cho thực hiện các dự án đầu tư mới về nguồn và lưới điện không dễ dàng, các nguồn than, khí nhập khẩu phụ thuộc từ bên ngoài", ông Vượng nói.

Cần nghĩ đến điện hạt nhân?

 

Các chuyên gia cho rằng, nếu áp dụng các giải pháp công nghệ mới sẽ tiết kiệm năng lượng trong khu vực công nghiệp ở Việt Nam từ 20 - 30%, thậm chí có những khu vực lên tới 40%. Đây là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm áp lực khai thác, chế biến và cung ứng các dạng năng lượng.

Theo ông Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cần nghĩ đến một loại hình năng lượng chưa gì thay thế được, đó là điện hạt nhân. Dù Quốc hội đã dừng việc làm điện hạt nhân, nhưng các nguồn năng lượng truyền thống đã cạn kiệt, chúng ta đang phải nhập khẩu than, sắp tới nhập khí hóa lỏng.

Nhiệt điện cũng rất nhiều vấn đề, vì người dân nhiều nơi phản đối do ô nhiễm môi trường. Thủy điện đã hết nguồn công suất vừa và lớn. “Điện tái tạo rất giàu có nhưng hiệu quả thấp và không ổn định. Trong bối cảnh đó, để đảm bảo an ninh năng lượng, về lâu dài vẫn phải quay trở lại với điện hạt nhân”, ông Nguyễn Quân chia sẻ.

Vẫn theo ông Nguyễn Quân, Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần đã hủy bỏ chương trình điện hạt nhân, đóng cửa hơn 50 nhà máy điện hạt nhân. Nhưng một ngày nào đó họ sẽ phải phát triển trở lại điện hạt nhân với công nghệ an toàn hơn, mức độ tự động hóa và hiệu quả cao hơn. “Ở Việt Nam, chúng ta vẫn phải chuẩn bị các phương án, và là phương án xấu nhất có thể là phát triển điện hạt nhân”, ông Nguyễn Quân bày tỏ.

Vì vậy, ông Quân mong muốn Bộ Công Thương cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ủng hộ Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai xây dựng nhanh chóng trung tâm kỹ thuật hạt nhân với lò phản ứng nghiên cứu do Nga giúp đỡ thay thế cho là phản ứng nghiên cứu ở Đà Lạt.

“Ở góc độ khoa học công nghệ, Việt Nam là nước đứng đầu ASEAN về công nghệ hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân của Việt Nam rất có hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích. Cho nên cần sớm đưa vào trung tâm khoa học kỹ thuật hạt nhân mới, để không chỉ phục vụ nghiên cứu, mà còn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”, ông Nguyễn Quân nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Quân lưu ý, riêng điện hạt nhân, không bao giờ “khoán gọn” cho hoặc theo phương thức “chìa khóa trao tay” với nước ngoài. Điều này rất nguy hiểm, không chỉ liên quan an ninh năng lượng mà còn là an ninh quốc gia. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, người ta có thể điều khiển một nhà máy điện hạt nhân từ cách xa hàng trăm ngàn cây số, thậm chí từ không gian.

“Chúng ta có thể mời nhà đầu tư nước ngoài vào làm cho Việt Nam, nhưng dứt khoát khâu vận hành phải là người Việt Nam”, ông Quân cảnh báo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thị trường năng lượng cần vai trò kinh tế tư nhân tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711657584 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711657584 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10