Thiếu liên kết, doanh nghiệp nông nghiệp “hụt hơi”

Diendandoanhnghiep.vn Chỉ 12% doanh nghiệp nông nghiệp Việt tham gia liên kết chuỗi giá trị khiển nông sản Việt mới chỉ dừng lại ở khâu cung cấp nguyên liệu thô đầu vào, giá trị không cao.

Khẳng định tại Diễn đàn “Doanh nghiệp Việt Nam: Liên kết để tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu” diễn ra sáng 8/10, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, mặc dù đạt được những thành tựu trong thời gian vừa qua, nhưng nông sản Việt Nam vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh.

Diễn đàn “Doanh nghiệp Việt Nam: Liên kết để tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu”,

Diễn đàn “Doanh nghiệp Việt Nam: Liên kết để tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu” diễn ra ngày 8/10 tại Hà Nội.

Theo đó, xuất khẩu nông sản mới chỉ dừng lại ở cung cấp đầu vào là nguyên liệu thô. Trong khi đó, giá trị gia tăng đối với hàng nông sản lại chủ yếu do khâu chế biến, bao gói và hoạt động thương mại. Yếu điểm được chỉ ra là do việc thiếu liên kết ảnh hưởng tới cung ứng sản phẩm chất lượng và tiêu thụ sản phẩm ra toàn cầu.

Chỉ 12% doanh nghiệp có liên kết

Chia sẻ với DĐDN, ông Park Hyang Jin - Tổng Giám đốc Công ty Dreamfarm (Hàn Quốc) cho biết, "là đơn vị liên kết để cung cấp công nghệ chế biến cho các doanh nghiệp nông nghiệp Việt, chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ cao của doanh nghiệp còn hạn chế".

"Đặc biệt là việc liên kết theo chuỗi giá trị còn hạn chế, trong khi đó việc xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản", ông Park Hyang Jin nói.

Trên thực tế, báo cáo từ Bộ NN-PTNT cho thấy, đến nay cả nước đã có 1.478 mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản với 1.462 sản phẩm, chủ yếu là các loại rau củ quả, lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, chè, thịt gà, thịt lợn, cá tra… Việt Nam hiện đã và đang xây dựng các chuỗi liên kết 3 trục nông sản trụ cột của tái cơ cấu ngành nông nghiệp là: cá tra, lâm sản và lúa gạo.

Đặc biệt, nông nghiệp đang thu hút ngày một nhiều các tập đoàn, doah nghiệp tham gia. Hiện, tổng số doanh nghiệp nông lâm thuỷ sản là 9.235 doanh nghiệp (vốn bình quân là 17,8 tỷ đồng).

Trong đó, có 1.082 doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi, con số này tương đương gần 12% tổng số doanh nghiệp. Đầu tư vào phát triển và liên kết chuỗi nông nghiệp có sự tham gia của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như: Vingroup, T&T, Nafoods, Vinamilk, TH, Dabaco, Masan, Lavifood, Đồng Giao…

Tuy nhiên theo các chuyên gia, khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam còn yếu. Số lượng mô hình chuỗi nông sản an toàn chưa nhiều. Hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ, hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết còn phổ biến. 

Cùng với đó, Phó Chủ tịch VCCI nhận định, nông sản của Việt Nam được bán ra thị trường thế giới, có đến 80% hàng nông sản thông qua các thương hiệu nước ngoài. “Như vậy, Việt Nam mới tham gia được ở khâu tạo ra giá trị ít nhất trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu”, Phó Chủ tịch VCCI nhận định.

Trong khi đó, hàng loạt các FTA, đặc biệt Hiệp định CPTPP và EVFTA được ký kết đã mở rộng thị trường hơn nữa cho những sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam. 

Do đó nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành sản xuất, chế biến kinh doanh nông sản nói riêng đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ, như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng nông sản chưa đồng đều.

Đầu tư nông nghiệp không dễ dàng 

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dù có nhiều cơ hội sau hội nhập quốc tế, nhưng xuất khẩu nông sản luôn phải đối mặt với rào cản thương mại ngày càng phức tạp, khắt khe… Nói như ông Nguyễn Văn Trung - Cục kinh tế hợp tác và PTNT, Bộ NN&PTNT, chính sách thúc đẩy liên kết chúng ta đã ban hành nhiều nhưng nguồn lực không có, đơn cử như hiện không có nguồn riêng hỗ trợ cho các HTX, các doanh nghiệp liên kết. Các tỉnh phải có phương án bố trí nguồn lực cho vấn đề này.

Khẳng định đầu tư vào nông nghiệp không hề dễ dàng, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN-PTNT cho rằng: "Các doanh nghiệp Việt cần tăng cường áp dụng các quy chuẩn tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ nông dân các kiến thức về sản xuất theo các tiêu chuẩn quy định (VietGap, GlobalGap, Organic...), hỗ trợ sơ chế, đóng gói nông sản".

Ông Toản cho biết, hiện thương hiệu gạo Việt Nam và cao su Việt Nam đã được đăng ký sở hữu bảo hộ quốc tế. Tới đây khi Hiệp định FTA có hiệu lực, các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại châu Âu được nâng cao, thì nông sản Việt sẽ ngày càng nâng cao tính cạnh tranh.

Cùng quan điểm, đại diện Cục kinh tế hợp tác và PTNT cho rằng, cần quy hoạch các vùng sản xuất, xây dựng và hoàn thiện các hồ sơ vùng trồng, diện tích và địa điểm, các điều kiện nhập khẩu sang thị trường đã chấp nhận. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đăng ký và bảo hộ thương hiệu, nhất là các thương hiệu quốc gia, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể.

“Đồng thời, hướng dẫn các địa phương rà soát lựa chọn các sản phẩm nông sản chủ lực để xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý”, ông Trung cho hay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thiếu liên kết, doanh nghiệp nông nghiệp “hụt hơi” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713935387 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713935387 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10