Thỏa thuận Grab – Uber đặt các nhà quản lý chống độc quyền vào thế khó

Diendandoanhnghiep.vn Các nhà chức trách Đông Nam Á đang rà soát vụ M&A giữa Grab và Uber vì lo ngại rằng thỏa thuận này sẽ tạo ra sự độc quyền trong khu vực này.

Thỏa thuận Grab – Uber đặt các nhà quản lý chống độc quyền vào thế khó

Grab cho biết sẽ mua dứt các hoạt động Đông Nam Á của Uber vào ngày 8/4. Theo đó, các nhà chức trách chỉ có hai tuần để xem xét, thẩm định thỏa thuận này.

Ủy ban Cạnh tranh Philippines (PCC) đã khởi động cuộc rà soát lại thỏa thuận nói trên. Được biết, PCC đã mời Grab và Uber tới thảo luận về các biện pháp tạm thời. Những biện pháp này sẽ đảm bảo rằng, những thiệt hại trên thị trường sẽ không xảy ra.

Hành động này của Philippines được thực hiện sau khi Singapore đề xuất các quy định tạm thời để đảm bảo  cạnh tranh lành mạnh, bao gồm việc mỗi công ty phải duy trì các lựa chọn giá cước và dịch vụ độc lập.

Trước đó ngày 3/4, Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng của Singapore đã thông báo rằng, Grab và Uber phải nộp đơn trình bày bằng văn bản về các quy định tạm thời được đề xuất, với hạn cuối vào ngày 4/4. Ủy ban sẽ cân nhắc các văn bản này trước khi đưa ra quyết định về việc ban hành chính thức các quy định tạm thời nói trên.

"Đây là trường hợp đầu tiên thu hút sự chú ý của các cơ quan cạnh tranh ở nhiều nước Đông Nam Á cùng một lúc", ông Burton Ong, Phó giáo sư luật tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết và lưu ý rằng Grab và Uber cạnh tranh quyết liệt với nhau tại tất cả các nước trong khu vực này.

Trong khi đó, Giáo sư luật Howard Hunter của Đại học Quản lý Singapore cũng cho biết, đây là lần đầu tiên một công ty khu vực phải đối mặt với những cuộc điều tra bởi nhiều cơ quan chức năng ở Đông Nam Á.

Một trong những vấn đề chính mà các nhà chức trách phải giải quyết là định nghĩa thị trường. "Hầu hết người tiêu dùng có thể thấy chia sẻ xe và taxi thông thường là cùng ngành”, GS. Hunter cho biết. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng "các mô hình kinh doanh giữa hai loại hình hoạt động nói trên có những khác biệt đáng kể, và điều đó làm phức tạp thêm các cuộc thảo luận về quy định.

Đối với người tiêu dùng, một vấn đề quan trọng là liệu Grab và Uber có thể sáp nhập vào ngày 8 tháng 4 như kế hoạch với các đánh giá đang diễn ra của các cơ quan chức năng. Ngày 3/4, người phát ngôn của Grab nói với Nikkei Asian Review rằng vụ sáp nhập sẽ diễn ra như dự kiến. Theo đó, ứng dụng Uber sẽ không có mặt tại khu vực Đông Nam Á từ ngày 8/4.

Người tiêu dùng ở Singapore đã nhận được một email từ Uber nói rằng sự tích hợp dịch vụ của Uber vào Grab sẽ "sớm xảy ra”.

"Chúng tôi kêu gọi chính phủ cho phép chúng tôi tự do cạnh tranh và bổ sung cho mảng kinh doanh taxi", ông Lim Kell Jay, người đứng đầu Grab Singapore cho biết và nhấn mạnh, để giải quyết mối quan ngại của người tiêu dùng, chúng tôi đã tự nguyện cam kết duy trì cấu trúc giá cước của chúng tôi và sẽ không tăng giá cước cơ bản. Đây là một cam kết mà chúng tôi đang chuẩn bị thông báo với các nhà chức trách và công chúng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thỏa thuận Grab – Uber đặt các nhà quản lý chống độc quyền vào thế khó tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713257264 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713257264 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10