Thời điểm chín muồi cho một cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông?

Diendandoanhnghiep.vn Đây là thời điểm chín muồi cho một cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông với Trung Quốc.

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung đã trao quyết định đề cử trọng tài viên và hòa giải viên theo UNCLOS 1982. Sự việc này đã nhận được mối quan tâm sâu sắc từ du luận và giới chuyên gia.

Theo đó, bốn đề cử cho vị trí hòa giải viên gồm: ông Phạm Quang Hiệu (trợ lý bộ trưởng Bộ Ngoại giao), đại sứ Huỳnh Minh Chính (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia), đại sứ Nguyễn Thị Thanh Hà (nguyên vụ trưởng Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế) và đại sứ Nguyễn Quý Bính (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên vụ trưởng Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế).

Trong khi đó, các vị trí trọng tài viên được đề cử bao gồm: PGS.TS Nguyễn Hồng Thao (Học viện Ngoại giao, thành viên Ủy ban Pháp luật quốc tế Liên Hiệp Quốc, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia), PGS.TS Nguyễn Thị Lan Anh (Học viện Ngoại giao), TS Nguyễn Đăng Thắng (vụ trưởng, Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao, thành viên Tòa trọng tài thường trực quốc tế) và GS Robert Beckman (giám đốc Chương trình Luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore).

Hải quân Trung Quốc gần đây có nhiều động thái gây căng thẳng tại Biển Đông. Ảnh: CHINAMIL

Hải quân Trung Quốc gần đây có nhiều động thái gây căng thẳng tại Biển Đông. Ảnh: CHINAMIL

Từ lâu, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.

Có điều, với những hành động ngang ngược của Trung Quốc khi nước này bất chấp luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước  ngoài thực địa; nhiều chuyên gia quốc tế, dư luận trong nước đều cho rằng Việt Nam có thể nộp đơn kiện - tương tự như Philippines đã tiến hành trước đây, và đã chiến thắng Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng 7/2016.

Phán quyết của tòa khẳng định Trung Quốc không có quyền lịch sử về đường lưỡi bò 9 đoạn mà Bắc Kinh sử dụng để đòi hỏi chủ quyền gần 90% Biển Đông. Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố không chấp nhận phán quyết, vốn không có cơ chế buộc phải thực thi.

Nhiều chuyên gia cho rằng đây là thời điểm chín muồi cho một cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông với Trung Quốc. Và Việt Nam có thể làm dư luận quốc tế hướng có lợi cho mình vì tính chính nghĩa, cũng như đang ở vị trí thuận lợi nhất trên trường quốc tế.

Chẳng hạn, ngoài những hành vi ngang ngước, phách lối của Trung Quốc đã thể hiện trên Biển Đông trong thời gian qua, thì Việt Nam được trong và ngoài nước khen ngợi vì khả năng và sự minh bạch trong việc xử lý nạn dịch COVID-19.

Việt Nam còn có thể được hưởng lợi lớn khi Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu tìm cách tách rời khỏi nền kinh tế Trung Quốc và dịch chuyển các chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc đại lục.

Song song, Việt Nam có thể tận dụng vị thế quốc tế mạnh mẽ hiện nay để tiến hành vụ kiện chống lại Trung Quốc. Việt Nam là chủ tịch luân phiên ASEAN -  một vị trí có thể cố vận dụng để tạo nên một mặt trận đoàn kết hơn với các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có những nước cũng tranh chấp trên biển với Trung Quốc.

Hoặc, Việt Nam còn giữ chiếc ghế thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2021-2022..v..v.

Theo đó, một vấn đề được dư luận quan tâm là Việt Nam cần phải quyết định sẽ kiện Trung Quốc ở đâu : Tòa án Quốc tế về Luật Biển, Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa Trọng tài hay một Tòa Trọng tài Đặc biệt.

Được biết, tất cả các quốc gia thành viên UNCLOS đều được tự do chỉ định một trong bốn cơ chế mình thích. Nếu không, thì cơ chế mặc định là Tòa Trọng tài. Đó là điều đã diễn ra giữa Philippines và Trung Quốc.

Nếu Tòa Trọng tài ra phán quyết có lợi cho Việt Nam, sau khi chúng ta chứng minh được nhiều vấn đề gây tranh cãi về yêu sách lịch sử, thì Việt Nam sẽ có lợi nhờ được quảng bá trong dịp này, và áp lực chính trị sẽ đè lên Trung Quốc.

Dẫu vậy, chúng ta cũng cần chuẩn bị sẵn tâm lý rằng, tuy việc đưa vấn đề ra Tòa án quốc tế có thể mang lại cho Việt Nam một chiến thắng – một chiến thắng mang tính biểu tượng. Vì khó có khả năng Trung Quốc tuân thủ bất kỳ một phán quyết nào có lợi cho Việt Nam như nước này đã làm với Philippines.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thời điểm chín muồi cho một cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711696049 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711696049 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10