Thông tư lạ hay tư duy máy lạnh?

Diendandoanhnghiep.vn Luật pháp phải xuất phát từ thực tế, đòi hỏi các nhà lập pháp có vốn hiểu biết sâu sắc về đời sống.

Từ 11/2/2019, heo có thể không được ăn… bèo, chuối, vì những loại thức ăn hữu cơ này không thuộc nhóm 18 sản phẩm được cho phép sử trong chăn nuôi lợn theo tập quán.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành một thông tư hướng dẫn gây tranh cãi, ban hành danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu được phép lưu hành tại Việt Nam. 

Thông tư “bao hàm” 18 loại sản phẩm (ngô, thóc, lúa mỳ, đậu tương…) chuyện không có gì nếu như “tập quán” chăn nuôi lợn ở nông thôn Việt Nam không có những phụ phẩm quen thuộc như chuối, bèo, rau cỏ…

Mấu chốt này làm xuất hiện khẳng định cắc cớ “Bộ nông nghiệp cấm mua bèo nuôi lợn”. Kết luận này hoàn toàn có lý và có thể gây tranh cãi trên diện rộng, bởi vì trong danh mục những sản phẩm cho phép chỉ giới hạn trong 18 loại, trong đó không có bèo!

Heo có thể không được ăn bèo?

Heo có thể không được ăn bèo?

Văn bản này vô tình đẩy rất nhiều người dân vi phạm pháp luật, bởi nuôi heo hộ gia đình ở nông thôn không thể thiếu thức ăn truyền thống như bèo, rau cỏ… 

Lỗi logic đơn giản khiến một văn bản gây khó khăn cho người dân, thay vì chỉ quy định những sản phẩm cấm - có thể là số ít, đằng này cố gom hết những gì được phép, trong khi cái được phép - là số nhiều.

Nếu đây là quy định có chủ đích, liệu rằng có xảy ra mắc mớ tương tự như nước mắm? Nó có lợi cho những nhà sản xuất thức ăn công nghiệp, và cũng có thể heo nuôi bằng bèo, chuối - vốn là cứu cánh trong khi dịch bệnh, “heo công nghiệp” gieo rắc nỗi sợ hãi bị liệt vào danh sách cấm?

Tuy nhiên, bản thân “sai sót” này còn phản ánh một câu chuyện khác, rất xưa cũ nhưng chưa bao giờ hết thời sự, đó là “tư duy máy lạnh” trong quản lý xã hội; những người soạn thảo thiếu hụt khả năng bao quát thực tiễn đời sống.

Quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông đang thực thi nhiệm vụ phải xin phép; đi xe không chính chủ bị phạt; quy định số vòng hoa, cấm rắc vàng mã trong đám tang; ngực lép không được lái xe… là một số quy định pháp quy thiếu tính thực tế do các cơ quan chức năng dự thảo hoặc đã ban hành thời gian qua. 

Luật pháp - bản thân nó không chỉ phản ánh tồn tại xã hội mà còn điều chỉnh, hướng dẫn quan hệ xã hội. Để đáp ứng yêu cầu này, trước hết luật pháp phải xuất phát từ thực tế, đòi hỏi các nhà lập pháp có vốn hiểu biết sâu sắc về đời sống, để không gián tiếp cản trở người dân bằng mệnh lệnh.

Là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, trước hết phải thuyết phục đại đa số người dân, thuyết phục chỉ đạt được khi luật pháp “có lý có tình”. Dĩ nhiên không phải là ý chí chủ quan của một nhóm người.

Suy cho cùng, pháp luật phục vụ dân chúng, một khi nhận phản ứng từ dư luận nhà chức trách nên xem lại.

Vậy mà, không ít “công bộc” ở các bộ, ngành, địa phương đã, đang và rất có thể sẽ đưa ra những ý tưởng kỳ lạ khi đề xuất các quy định… trên trời kể trên. Dư luận cho rằng, sở dĩ có hiện tượng đó là do soạn luật bằng tư duy… máy lạnh.

Ở nước ta không chỉ có văn bản luật, mà còn có cả văn bản hướng dẫn soạn luật, gọi là “Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật” - tức là luật của luật. Không thiếu những cơ quan có chức năng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, nhưng chẳng hiểu sao vẫn “lọt lưới” nhiều quy định phi thực tế.

Thời xưa, các bậc hiền quân thường cải trang thành dân thường “vi hành” để thấu hiểu đời sống bá tánh. Tương truyền vua Lê Thánh Tông từng phá một vụ tham nhũng lớn nhờ “vi hành”.

Một buổi sáng mua thu năm 2016, đoàn công tác do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bất ngờ có mặt kiểm tra cơ sở cung cấp suất ăn cho hàng chục ngàn công nhân ở TP HCM.

Đích thân Thủ tướng vào bếp xem xét từng biên bản, hợp đồng, truy hỏi nguồn gốc thực phẩm… sau đó ông cùng đoàn công tác dừng chân ăn sáng bên đường và uống cà phê tại đó.

Bước đột phá trong cung cách làm việc của người đứng đầu Chính phủ là ở chỗ không ngồi một nơi nghe báo cáo của cấp dưới, bởi không ít bản báo cáo đã được tô vẽ, xa rời thực tế.

Chỉ có thể chỉ đạo đúng, phê bình đúng người đúng tội khi đi từ thực tế cuộc sống đến bàn làm việc, ngược lại phong cách làm việc đi từ bàn giấy để suy ra thực tế, luật pháp “bay bổng” khó tránh khỏi những cái oan sai thấu trời xanh!

Quản lý xã hội cần “đi” bằng đôi chân chứ không phải “bay” bằng đôi cánh, những lỗ hổng của luật pháp, hiệu quả hiệu lực của bộ máy Nhà nước bị giảm sút cũng chỉ vì “xa dân”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thông tư lạ hay tư duy máy lạnh? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711702477 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711702477 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10