Thử nghiệm vắc xin COVID-19: Tin tưởng nền y học Việt Nam!

Diendandoanhnghiep.vn Những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vắc xin COVID-19 không chỉ tin tưởng vào nền y học nước nhà, mà còn mong muốn đóng góp sức mình vào cuộc chiến chống COVID-19.

 Với việc chính thức tiêm thử nghiệm trên người, vắc xin COVID-19 do Việt Nam sản xuất được kỳ vọng ra thương phẩm vào giữa năm 2021.

Với việc chính thức tiêm thử nghiệm trên người, vắc xin COVID-19 do Việt Nam sản xuất được kỳ vọng ra thương phẩm vào giữa năm 2021.

Vừa qua, Học viện Quân y chính thức khởi động chương trình thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 và thông báo thu tuyển người tình nguyện tham gia nghiên cứu. Ngày 17/12 tới sẽ tiêm mũi vắc xin đầu tiên cho người tình nguyện tham gia nghiên cứu giai đoạn 1.

Còn nhớ, giữa tháng 7, Việt Nam bước vào giai đoạn chống dịch mới với ca nhiễm không xác định được nguồn lây ở Đà Nẵng sau 99 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Ngay lập tức, hàng trăm bác sĩ, điều dưỡng từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Hải Phòng, Nghệ An… đã lên xe, hướng về Đà Nẵng. Trên quyết định đi chi viện của họ khi đó đều chỉ có ngày đi, không ghi ngày về.

Mới đây, sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2, bệnh nhân 1342, là nam tiếp viên hàng không Vietnam Airlines đã được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến Củ Chi cách ly, điều trị.

Dĩ nhiên, không ai muốn bào chữa cho sự bất cẩn của một số cá nhân. Rất có thể có thiếu sót trong quy trình cách ly tiếp viên đi về từ vùng dịch của Vietnam Airlines. Có thể sự vô trách nhiệm ở một hoặc nhiều cấp nào đó cần được làm rõ vì cả nền kinh tế, cả xã hội và cộng đồng bị tác động.

Một điều tra của Viện Dư luận và Xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương cho thấy có 85% người dân hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ khống chế, dập tắt dịch COVID-19. Chỉ số niềm tin người dân dành cho Chính phủ cũng được tổ chức Dalia Research (trụ sở tại Berlin, Đức) ghi nhận. Khảo sát của đơn vị này tại 45 quốc gia cho thấy Việt Nam là nơi có tỷ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó dịch COVID-19 của Chính phủ cao nhất thế giới.

Dẫu vậy, đúng như dự báo của Chính phủ, dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, có thể kéo dài và bùng phát bất cứ lúc nào. Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam đốc thúc nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm vắc-xin là một nỗ lực đáng ghi nhận của ngành y tế.

Nanocovax là vắc xin COVID-19 đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm lâm sàng trên người. Sản phẩm do hai đơn vị phối hợp nghiên cứu phát triển là Công ty Nanogen và Học viện Quân y. Hiện Việt Nam là một trong 40 quốc gia thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19.

Giá thành của vắc xin khoảng 120.000 đồng do được nhà nước đặt hàng và trợ giá. Nếu thử nghiệm lâm sàng thành công vào tháng 5, công ty có thể sản xuất số lượng lớn lên tới 30-50 triệu liều/năm.

Điều kiện tình nguyện viên để thử nghiệm vắc xin: Từ 18 đến 50 tuổi; khỏe mạnh, các chỉ số huyết học, sinh hóa bình thường; hoàn toàn tình nguyện, tham gia theo nguyện vọng cá nhân; không chịu áp lực về sức khỏe, tài chính, hành chính; hiểu và nắm rõ bảng thông tin, nguyên tắc thử nghiệm.

Các tình nguyện viên sẽ tiêm 3 liều 25, 50 và 75mcg. Theo thông tin Nanogen cung cấp, sau khi có 50% kết quả thử nghiệm giai đoạn một, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 sẽ bắt đầu đồng thời gối đầu thử nghiệm giai đoạn 3.

Những tình nguyện viên sau khi tiêm vắc xin sẽ ở lại học viện để theo dõi trong 72 giờ, sau đó được về nhà tiếp tục theo dõi. Và sẽ được chi trả cho các sự cố, các vấn đề rủi ro gặp phải.

Liên quan đến vấn đề này, GS-TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cho biết, đơn vị này cần thêm rất nhiều người đăng ký, “càng đông, càng tốt” bởi sau giai đoạn 1 sẽ còn giai đoạn 2, giai đoạn 3. Con số thử nghiệm có thể không dừng lại ở 2.000 – 3.000 người trong giai đoạn 3 mà còn có thể thay đổi nếu nghiên cứu đa trung tâm, đa quốc gia.

TS Ngô Quang, Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho hay: “Quy mô thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 dự kiến từ tháng 8.2021 có thể cần đến 10.000 người, khi đó, còn có thêm các điểm nghiên cứu tại nước ngoài vì trong nước không đủ cỡ mẫu theo yêu cầu của nghiên cứu”.

TS Quang thay mặt Bộ Y tế cảm ơn các tình nguyện viên chấp nhận tham gia thử nghiệm độ an toàn của vắc xin. Hành động này không chỉ đóng góp chung vào sự phát triển khoa học kĩ thuật nói chung và vắc xin của ngành y tế nói riêng.

Dưới góc nhìn của các tình nguyện viên thì dường như ai cũng đang có một niềm tin vào rất lớn vào kỹ thuật y học nước nhà. “Tôi tin mình đủ điều kiện để được lựa chọn làm tình nguyện viên thử nghiệm vắc xin COVID-19 do Việt Nam sản xuất. Tôi tin tưởng vào công nghệ sản xuất vắc xin của Việt Nam”. – Một tình nguyện viên chia sẻ.

Những gì Việt Nam đã làm được trong chống dịch, báo chí thế giới gọi là “kỳ tích”. Còn theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đây là minh chứng hùng hồn cho “tính ưu việt của chế độ”. Đó là truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước, tình nhân ái và ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam. Càng trong khó khăn, thử thách, phẩm chất và truyền thống đó càng được phát huy và nhân lên gấp bội.

Có thể thấy, niềm tin lúc này là một thứ tài sản vô cùng quý báu. Những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vắc xin phần nào cho thấy tất cả đang có một niềm tin vào nền y học nước nhà và cùng với đó là mong muốn đóng góp sức mình vào cuộc chiến chống COVID-19.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thử nghiệm vắc xin COVID-19: Tin tưởng nền y học Việt Nam! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713900284 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713900284 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10