“Tôi kêu gọi mỗi cán bộ công chức, viên chức hãy phát huy tinh thần tự tôn dân tộc, đoàn kết, bản lĩnh thi đua thực hiện văn hóa công sở để dốc lòng phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh tại lễ phát động phong trào thi đua “cán bộ, công chức, viên chức, thi đua thực hiện văn hóa công sở”, sáng 19/5. Thủ tướng đánh giá cao Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương đã lựa chọn nội dung văn hóa công sở làm chủ đề chính trong phong trào thi đua năm nay.
Có thể bạn quan tâm
14:00, 15/05/2019
12:45, 15/05/2019
08:15, 14/05/2019
21:29, 10/05/2019
21:01, 10/05/2019
20:19, 10/05/2019
15:56, 10/05/2019
20:46, 09/05/2019
Trên tinh thần đó, năm 2019, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chọn chủ đề của năm là kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả và bứt phá. Có thể nói, việc thực hiện văn hóa công sở tiến bộ, văn minh đồng nghĩa với việc hình thành phong cách ứng xử, tác phong làm việc chuẩn mực, chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương.
Thủ tướng cho rằng, trong thời gian qua, đội ngũ công chức, viên chức đã hướng đến sự chuyên nghiệp, phong cách giao tiếp, ứng xử đã có những tiến bộ rõ rệt, trang phục được chuẩn hóa về hình thức, phù hợp chuẩn mực cũng như điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhiều tỉnh, thành, địa phương, một số ngành, đơn vị đã và đang trở thành tấm gương trong việc thực hiện văn hóa công sở.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện văn hóa công sở ở một số nơi như công tác tiếp công dân chưa thường xuyên và chưa đi vào thực chất. Một bộ phận cán bộ công chức còn nặng tư duy cửa quyền, thiếu trách nhiệm với người dân, không nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế như có những lời nói và hành xử không chuẩn mực, không tôn trọng cấp trên, thiếu tôn trọng cấp dưới, gây bức xúc trong nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp.
Thay mặt Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, Thủ tướng đã chính thức phát động phong trào cán bộ công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở, hưởng ứng mạnh mẽ và rộng khắp phong trào này, cũng như thông điệp của Chính phủ về kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả và bứt phá. Thủ tướng yêu cầu mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương cần làm tốt các nhiệm vụ sau.
Thứ nhất, cần xóa bỏ ngay văn hóa để “nước đến chân mới nhảy”, đợi nhắc mới làm, không nhắc cũng làm nhưng chậm trễ trong xử lý các nhiệm vụ được giao mà người dân và cơ quan đang mong đợi.
Thứ hai, văn hóa công sở phải gắn với văn hóa gia đình và xã hội. Cán bộ công chức phải thật sự nêu gương với người thân trong gia đình, từ con cái, bạn bè, đồng nghiệp và các mối quan hệ xã hội.
Thứ ba, văn hóa công sở là đúng giờ, không đi muộn về sớm, xóa bỏ văn hóa đang trong giờ hành trình tự tiện rời nhiệm sở không có lý do chính đáng.
Thứ tư, cán bộ công chức thực hiện từ làm hết giờ sang làm hết việc, xóa bỏ văn hóa “sáng cắp ô đi, tối cắp về”.
Thứ năm, văn hóa công sở là phải đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, lấy lợi ích người dân, doanh nghiệp làm mục tiêu phấn đấu.
Vẫn theo Thủ tướng, chúng ta cần đưa phong trào thành một chiến lược và dựa trên 3 trụ cột chính.
Một là, cần xây dựng lại hệ giá trị chuẩn mực trong văn hóa công sở. Đây là yêu cầu mang tính tiền đề, giống như mọi thứ văn hóa khác, văn hóa công sở không thể cân, đong, đo, đếm trực tiếp, mà được hình thành từ trong ý thức mỗi người. Tạo nên niềm tin, giá trị, động lực thôi thúc, ứng xử là việc làm của mỗi một cá nhân. Chính vì vậy, mỗi cán bộ, công chức cần có niềm tin vững chắc những giá trị văn hóa mà cơ quan, công sở của mình theo đuổi. Niềm tin đó có được khi chúng ta thực hành nêu gương bắt đầu tư cấp trên, để làm sao lãnh đạo làm tấm gương cho nhân viên soi vào. Nếu tấm gương bị bẩn thì gương mặt người soi cũng không hay ho gì.
Hai là, kiến tạo môi trường làm việc có văn hóa và hiệu quả. Không thể có văn hóa công sở nếu môi trường làm việc thiếu chuẩn mực văn hóa nội bộ, như những mâu thuẫn căng thẳng, soi xét, nghi ngờ, đố kỵ, bất hợp tác với nhau. Mục tiêu làm việc chỉ chú trọng đến tiền lương thay vì giá trị công việc.
Ba là, hình thành tác phong người công chức chuyên nghiệp, tận tâm, mẫu mực, sáng tạo vì người dân và doanh nghiệp mà phục vụ.