Thủ tướng Pakistan bị bãi nhiệm

CẨM ANH 10/04/2022 08:24

Thủ tướng Pakistan Imran Khan bị bãi nhiệm hôm nay do thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội nước này.

>>Pakistan chặn ứng dụng Tiktok

Thủ tướng Pakistan Irman Khan

Thủ tướng Pakistan Imran Khan

Quyền chủ tịch Hạ viện Sardar Ayaz Sadiq cho biết, 174 trong 342 nghị sĩ Hạ viện đã bỏ phiếu ủng hộ đề nghị bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Imran Khan, do đó "cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đã được thông qua".

Mặc dù cho đến nay, chưa có Thủ tướng Pakistan nào hoàn thành đủ nhiệm kỳ, tuy nhiên ông Khan là người đầu tiên mất chức do bỏ phiếu bất tín nhiệm. Hiện chưa rõ khi nào Thủ tướng mới được bổ nhiệm, song Shehbaz Sharif, 70 tuổi, người đứng đầu Liên đoàn Hồi giáo Pakistan-N (PML-N), gần như chắc chắn sẽ được chọn để lãnh đạo quốc gia này. 

Trước đó, ông Khan đã tiến hành nhiều cách thức để duy trì quyền lực, bao gồm giải tán quốc hội và kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử mới, nhưng Tòa án Tối cao coi tất cả hành động của ông là bất hợp pháp vào tuần trước, cũng như yêu cầu quốc hội triệu tập lại và bỏ phiếu.

Phe đối lập cũng cáo buộc Thủ tướng Khan có hành vi tham nhũng và sai lầm trong điều hành kinh tế đất nước, khiến đồng tiền Pakistan suy yếu và gây ra lạm phát cũng như nợ nần chồng chất. Ông Khan phủ nhận mọi cáo buộc.

Các chuyên gia quốc tế nhận định, việc Thủ tướng Imran Khan bị bãi nhiễm sẽ làm gia tăng cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều tháng qua tại Pakistan. Bất ổn chính trị tại quốc gia này khởi nguồn từ tình trạng dự trữ ngoại hối cạn kiệt, lạm phát 2 con số khiến giá cả hàng hóa leo thang nghiêm trọng.

Quân đội Pakistan tại Islamabad ngày 3.4

Quân đội Pakistan tại Islamabad ngày 3.4

Theo Mosharraf Zaidi, một nhà phân tích chính trị Pakistan đánh giá, sự bất bình trong đời sống xã hội Pakistan do áp lực kinh tế cũng phản ánh cách thức quản trị nền kinh tế quốc gia của ông Khan có nhiều điểm yếu, cũng như chủ trương, chính sách đối ngoại của chính quyền đương nhiệm có phần chưa phù hợp.

Cho đến nay, quân đội Pakistan vẫn giữ thái độ trung lập, nhưng cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra có thể ảnh hưởng xấu đến an ninh của đất nước. "Dự kiến, Pakistan có thể sẽ tiếp tục nhiều tháng “đen tối” nối tiếp nhiều biến động trước khi ổn định trở lại", chuyên gia này nhận định. 

Về phía góc độ tác động trong khu vực và toàn cầu, Madiha Afzal, một chuyên gia về các vấn đề Pakistan và Afghanistan tại Viện Brookings cho rằng, mặc dù cuộc khủng hoảng chính trị ở Pakistan không phải là ưu tiên đối với Tổng thống Mỹ nếu nó không dẫn tới bất ổn lớn hoặc làm leo thang căng thẳng với Ấn Độ. 

Do đó, chính phủ mới tại Islamabad ít nhất nên giúp “hàn gắn quan hệ ở một mức độ nào đó”. Phát biểu trước một cuộc đối thoại an ninh quốc tế tại Islamabad, Tổng tư lệnh quân đội Pakistan Qamar Javed Bajwa đã gọi cuộc tấn công của Nga và Pakistan là một "thảm kịch lớn" và nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp của đất nước ông với Washington. Ông cho biết Pakistan muốn thân với cả Trung Quốc và Mỹ.

Tuy nhiên, tương lai của mối quan hệ mong manh của Islamabad với Washington vẫn còn mờ mịt khi ông Khan đã nhiều lần lên tiếng chí trích Mỹ và chuyến thăm của ông Khan đến Moskva được coi là “thảm họa” trong quan hệ với Washington.

Trong khi đó, South China Morning Post cho biết, Trung Quốc tỏ ra lo ngại về tình hình ở Pakistan. Trong hai tuần qua, các phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi các chính trị gia Pakistan giải quyết bất đồng và ưu tiên việc phát triển đất nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Pakistan chặn ứng dụng Tiktok

    Pakistan chặn ứng dụng Tiktok

    06:28, 13/10/2020

  • Trung Đông: Giảm Mỹ, tăng Trung vẫn bất định tương lai

    Trung Đông: Giảm Mỹ, tăng Trung vẫn bất định tương lai

    06:15, 31/12/2021

  • "Cuộc chơi mới" ở Trung Đông sau khi Mỹ rút lui

    06:00, 23/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thủ tướng Pakistan bị bãi nhiệm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO