Thủ tướng yêu cầu kích thích kinh tế mạnh mẽ cả phía cung và cầu

THY HẰNG 04/09/2020 12:18

Theo Người đứng đầu Chính phủ, phải kích thích kinh tế mạnh mẽ, đồng thời cả phía cung và phía cầu vì cung và cầu hiện nay còn yếu. Cho nên, các chính sách kinh tế phải phát huy hiệu quả hơn nữa.

Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng đề nghị tập trung thảo luận về các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, chính sách hỗ trợ người lao động, “đây là việc xã hội rất mong”.

Thủ tướng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8. Ảnh: VGP

Sản xuất công nghiệp ở mức thấp chỉ 2,2%

Trong tháng 8, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Chính sách tiền tệ được thực hiện tương đối tốt. Dự trữ ngoại hối đạt khoảng 92 tỷ USD và đến cuối năm nay có thể đạt con số 100 tỷ USD, như vậy, tăng nhiều lần so với mức 20 tỷ USD vào đầu nhiệm kỳ.

CPI tháng 8/2020 tăng 0,07% so với tháng trước, CPI bình quân 8 tháng năm 2020 tăng 3,96% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ giá ổn định. Lãi suất có xu hướng giảm để hỗ trợ sản xuất.

Nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế trong lúc khó khăn. Năm nay, ngành nông nghiệp phấn đấu giữ được mức tăng trưởng 2,6-2,8%, đặc biệt là nông nghiệp được mùa, được giá, kim ngạch xuất khẩu sẽ vẫn giữ được mục tiêu khoảng 41 tỷ USD. Trong đó, nguồn cung thịt lợn tăng. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá lợn hiện nay trung bình từ 77.000 - 83.000 đồng/kg, giảm 15.000 - 18.000 đồng/kg so với thời điểm cao nhất.

Thủ tướng cho rằng, xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, 8 tháng đạt trên 174 tỷ USD, tăng 1,6%. Xuất siêu trên 11,9 tỷ USD.

Giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ nét, tăng so với cùng kỳ gần 31%, mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Nhiều địa phương đã tuyên bố giải ngân đạt 100% trong năm nay. Phát triển doanh nghiệp đạt một số kết quả tích cực. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng gần 30%.

Đánh giá mới đây của tạp chí The Economist, Việt Nam đứng trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới, nhiều triển vọng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trong dịch COVID-19. Theo nhận định của một số định chế tài chính lớn, nếu phấn đấu tốt, Việt Nam có thể tăng trưởng 2-3%.

Bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của Liên Hợp Quốc (GII) vừa công bố cũng cho thấy năm 2020 ghi nhận năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam giữ vị trí thứ 42 trong bảng xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu. Việt Nam cũng thuộc tốp 50 nền kinh tế đạt được tiến bộ đáng kể nhất trong bảng xếp hạng theo thời gian.

Mặc dù đánh giá kinh tế tháng 8 có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, khó khăn, cần tập trung chỉ đạo khắc phục.

Đó là sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, IIP tháng 8 giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước; 8 tháng chỉ tăng 2,2%. Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 8 có xu hướng giảm do dịch COVID-19 quay trở lại.

“Trên góc độ chung, sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn, nguy cơ nhiều việc làm bị mất, nhất là đô thị. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải sớm có giải pháp hỗ trợ phù hợp”, Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Không chỉ tăng trưởng dương

Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung thảo luận về các giải pháp, chương trình, kế hoạch hành động cụ thể trong 4 tháng còn lại để phấn đấu không chỉ tăng trưởng dương mà còn đạt con số cần thiết, giữ được các cân đối lớn, giữ ổn định đời sống nhân dân.

Thứ nhất, thảo luận chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho các khu vực kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, FDI, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. “Các đồng chí cho ý kiến, đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực, cả về thuế, phí, lệ phí, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, tín dụng ngân hàng…”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trước đó, Chính phủ đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề xuất cụ thể về chính sách tiếp tục hỗ trợ người lao động mất việc làm, giảm sâu về thu nhập.

Thủ tướng đề nghị thảo luận về chính sách tiếp tục thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, cần giải pháp, chính sách đủ mạnh, cải cách hành chính mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để huy động các nguồn lực xã hội, góp phần tạo động lực phát triển.

Nhấn mạnh tinh thần quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, vừa quyết liệt phòng chống dịch, vừa tập trung phục hồi phát triển kinh tế, Thủ tướng khẳng định: “Phải kích thích kinh tế mạnh mẽ, đồng thời cả phía cung và phía cầu vì cung và cầu hiện nay còn yếu. Cho nên, các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tài khóa, tiền tệ phải phát huy hiệu quả hơn nữa đối với tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, đồng thời thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, năng cao năng suất, sức cạnh tranh, áp dụng những mô hình, phương thức mới đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong trạng thái bình thường mới”.

Về tình hình kinh tế-xã hội trong tháng 8: kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát. CPI tháng 8 tăng 0,07% so với tháng trước, giảm 0,12% so với tháng 12/2019 - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Các bộ, ngành địa phương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công; giải ngân tháng 8 tăng 45,4%; 8 tháng năm 2020 tăng 30,4%, cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển ổn định, bảo đảm an ninh lương thực. Nông sản xuất siêu khoảng 6,2 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng đạt trên 337 tỷ USD, tăng 0,03%; xuất khẩu đạt trên 174 tỷ USD, tăng 1,6%; xuất khẩu khu vực trong nước đạt gần 61 tỷ USD, tăng 15,3%). Có 27 mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên 1 tỷ USD. Xuất siêu trên 11,9 tỷ USD.

Sản xuất công nghiệp vẫn tăng trưởng, nhưng ở mức thấp 2,2%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 8 sụt giảm do thực hiện giãn cách xã hội tại một số địa phương.

Sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (tính chung 8 tháng có gần 89 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 2%). Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 27,9%; doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể giảm 5,9% và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm 1,9%.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế 8 tháng năm 2020 (Kỳ II): Tìm động lực tăng trưởng trong bức tranh "màu xám"

    07:15, 03/09/2020

  • Đầu tư giá trị hay tăng trưởng?

    11:30, 02/09/2020

  • Tăng trưởng GDP năm 2020 lạc quan nhất ở mức 2%

    11:05, 30/08/2020

  • Ảnh hưởng COVID-19, xuất khẩu tôm sang Mỹ vẫn tăng trưởng

    01:54, 29/08/2020

  • Sau khi “tung” The CrownX, nhân tố tăng trưởng dài hạn của Masan hé lộ

    16:27, 28/08/2020

  • VNDIRECT: Hạ dự báo tăng trưởng GDP 2020 xuống 3,5%

    03:00, 27/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thủ tướng yêu cầu kích thích kinh tế mạnh mẽ cả phía cung và cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO