Thừa Thiên Huế: Thêm “ô xy” giúp doanh nghiệp vượt khó

Diendandoanhnghiep.vn Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ mở rộng đối tượng thụ hưởng và tăng mức hỗ trợ đối với các nội dung hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh nhằm khuyến khích doanh nghiệp vào các khu công nghiệp.

doanh nghiệp

Trong năm 2019 và 2020, có trên 432 doanh nghiệp được hỗ trợ mở rộng thị trường thông qua các hoạt động quảng bá sản phẩm ra thị trường nước ngoài, hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm với kinh phí 1.905 tỷ đồng. (Ảnh: Báo Công Thương)

Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 5.437 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 4.620 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 86,4%. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chỉ đạt 689 doanh nghiệp, giảm 4,97% so với 2019.

Trong những năm qua, để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trên địa bàn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều chính sách như: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ… Trong đó, tỉnh có chính sách hỗ trợ hoạt động khuyến công; phát triển sản xuất doanh nghiệp; xã hội hóa trong các lĩnh vực ưu đãi đầu tư đã và đang triển khai hiệu quả, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Cùng với những chính sách đồng hành của tỉnh, các doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã phát huy tốt năng lực nội sinh để vươn lên mạnh mẽ, từng bước ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh kể cả khi chịu tác động của dịch bệnh COVID-19.

TS Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cho biết, thời gian qua, thông qua các hội nghị đối thoại định kỳ của lãnh đạo tỉnh hàng năm trên diễn đàn cũng như đối thoại trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã góp phần giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp được tham gia các Hội nghị đối thoại chuyên đề trực tiếp với các sở ngành ban nghành để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về chính sách thuế, về các điều kiện kinh doanh của ngành nghề có điều kiện, về xúc tiến đầu tư bảo lãnh tín dụng, về xúc tiến thương mại, về lao động, về bảo hiểm xã hội, cách mạng 4.0... Nhờ đó, đã có nhiều vướng mắc của doanh nghiệp về thuế, tín dụng, đất đai, thủ tục hành chính được giải quyết.

Đáng chú ý, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh đã có nhiều hạng mục của chính sách được thực hiện như: Hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ doanh nhân doanh nghiệp cho gần 3000 lượt doanh nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ, kết nối thị trường cho doanh nghiệp, hỗ trợ sở hữu trí tuệ, đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp...

Trong đó, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao hiệu quả của công tác hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Chỉ tính riêng 2 năm qua, các cơ quan ban ngành đã phối hợp với Hiệp hội DN, Hội Doanh nhân trẻ… hỗ trợ tổ chức cho 3.200 doanh nhân tham gia các khóa đào tạo kỹ năng về quản trị nhân sự, maketing; khoảng 1.000 DN được đào tạo về các kỹ năng tái cấu trúc DN, điều hành… với kinh phí 1,8 tỷ đồng.

Cùng với đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chú trọng việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong kết nối mở rộng thị trường, trong đó doanh nghiệp được hỗ trợ đến 100% chi phí tổ chức các hoạt động bán hàng, thực hiện các chương trình đưa hàng Việt về miền núi; hỗ trợ 70% chi phí tổ chức các hoạt động bán hàng thực hiện các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn. Trong năm 2019 và 2020, có trên 432 doanh nghiệp được hỗ trợ mở rộng thị trường thông qua các hoạt động quảng bá sản phẩm ra thị trường nước ngoài, hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm với kinh phí 1.905 tỷ đồng. Đồng thời, các doanh nghiệp còn được hỗ trợ thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm như hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ…

Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế, tỉnh đã rất nỗ lực trong các hoạt động cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, tạo dựng được môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thương cũng thuận lợi hơn rợ đầu tư và bảo lãnh tín dụng, mở sàn giao dịch thương mại điện tử, cấp thẻ giao dịch điện tử cho doanh nghiệp... Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp tuy phải thường xuyên đối mặt với những khó khăn gay gắt nhưng phần nào đã có những điều kiện để phát triển. Một số doanh nghiệp đã có sự liên kết tạo thành chuỗi cung ứng, hợp tác thành lập thêm doanh nghiệp mới để tạo sức mạnh cạnh tranh, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra, cung ứng vật tư, nguyên liệu đầu vào nhằm phát triển sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, thực tế trong quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ của tỉnh vẫn còn một số khó khăn, bất cập. Trong đó, chủ yếu xuất phát từ nội tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp (về năng lực quản trị doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh,…). Ngoài ra, công tác tuyên truyền phổ biến về chính sách cho doanh nghiệp còn hạn chế; mức hỗ trợ còn thấp, chưa hấp dẫn đối với doanh nghiệp. Trong khi đó, các quy định về điều kiện thụ hưởng quá cao nên khó đáp ứng điều kiện.

Thêm “ô xy”, tăng “máy thở” cho doanh nghiệp

Theo ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay, tình hình dịch bệnh trong nước có khả quan hơn, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan, lơ là; việc triển khai tăng, giảm hay nới lỏng các giải pháp phòng chống dịch phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh của quốc gia. Do đó, tùy vào tình hình dịch bệnh của quốc gia mà tỉnh sẽ nới lỏng hoặc tháo dỡ từng bước các giải pháp phòng chống dịch để thực hiện “mục tiêu kép” - vừa phát triển kinh tế, xã hội, vừa kiểm soát dịch bệnh; không để vì chống dịch mà ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành cần có những kế hoạch, giải pháp cụ thể để phát triển ổn định ngành, lĩnh vực của mình trong trạng thái bình thường mới. Trong đó, ngành du lịch phải có giải pháp đảm bảo phòng chống dịch để đón khách du lịch nội địa; các khu công nghiệp, nhà máy cũng có phương án phòng chống dịch mới được sản xuất kinh doanh.

“Các địa phương tiếp tục kiểm tra, hỗ trợ  doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nỗ lực sản xuất, kinh doanh, tạo tâm lý an tâm cho doanh nghiệp và người dân, từ đó giữ được nhịp độ phát triển để thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch đề ra ngay từ đầu năm”, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.

Được biết, để phát huy hiệu quả vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế trong bối cảnh mới, cần đẩy mạnh hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với khu vực này. Mới đây, Sở Kế hoạch & Đầu tư Thừa Thiên Huế đã đề nghị HĐND và UBND tỉnh sớm thông qua chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận tốt nhất các chính sách, giúp các doanh nghiệp từng bước vượt qua giai đoạn khủng hoảng do đại dịch COVID-19.

Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ mở rộng đối tượng thụ hưởng và tăng mức hỗ trợ đối với các nội dung hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh nhằm khuyến khích doanh nghiệp vào các khu công nghiệp. Đối với sàn giao dịch thương mại điện tử sẽ hỗ trợ chi phí tư vấn đăng ký thành công tài khoản bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn và uy tín hàng đầu thế giới với mức hỗ trợ 50% hợp đồng tư vấn nhưng không quá 10 triệu đồng/sàn… Với những chính sách mới của tỉnh, kỳ vọng sẽ góp thêm“ô xy”, tăng “máy thở” kịp thời cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi và phát triển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thừa Thiên Huế: Thêm “ô xy” giúp doanh nghiệp vượt khó tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711633489 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711633489 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10