Thúc đẩy giao thương Việt - Nga (Kỳ 2): Lợi ích, quan điểm tương đồng

Diendandoanhnghiep.vn Vì lợi ích tương đồng, nhiều quan điểm lớn tương thông nên quan hệ Việt - Nga sẽ tiếp tục tiến triển tốt đẹp kể từ sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân có chuyến thăm chính thức đến Nga

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân có chuyến thăm chính thức đến Nga

 
Nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Nga, sau hội đàm với Tổng thống V.Putin, hai bên đã ra tuyên bố chung trên tinh thần làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ song phương, vì lợi ích nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định chung trong khu vực và trên thế giới, không phương hại đến bên thứ ba.

Quan hệ hữu nghị Hà Nội và Moscow có truyền thống hơn 70 năm xuyên qua nhiều biến động lịch sử. Từ khi Liên Xô còn đóng vai trò là một cực hùng mạnh đến khi hệ thống này tan rã; Việt Nam có bước cải cách thành công, nước Nga còn lại như một bảo tàng gìn giữ những giá trị quý báu, trong đó có mối quan hệ với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Có thể nói, hệ giá trị Nga - Xô có sức ảnh hưởng rất lớn ở Việt Nam, hàng vạn chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân người Việt hấp thu những tinh hoa tri thức của người Nga, đóng góp to lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Nhiều thế hệ người Việt nói tiếng Nga một cách tự nhiên, thông qua “cửa ngõ” Nga để tiếp thu văn minh nhân loại. Ngày nay lớp tài hoa trẻ 8x,9x vẫn chọn các trường đại học Nga để tu thân vi bổn.

Trong tiến trình giữ gìn hòa bình, bảo vệ biên cương, bờ cõi hiện nay - Nga là sự lựa chọn tin cậy, có hệ thống và đầy đủ uy lực với những thiết bị, kỹ thuật tiên tiến nhất đã chuyển giao cho Việt Nam.

Bối cảnh mới, kinh tế được xác định là trụ cột trong hợp tác Nga - Việt, hai bên có đầy đủ điều kiện để bước vào thời kỳ giao thương bùng nổ: Các mặt hàng thế mạnh như nông sản, may mặc, điện thoại thông minh của Việt Nam giúp bổ sung cho thị trường Nga. Ngược lại, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, thiết bị tinh vi của Nga là lựa chọn tuyệt vời cho công nghiệp Việt Nam.

“Hai bên coi hợp tác kinh tế là trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, sẽ nỗ lực mở rộng hơn nữa hợp tác trên cơ sở cùng có lợi, quyết tâm tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ những vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác” - tuyên bố chung nêu rõ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống V. Putin

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống V. Putin

>> Putin và thông điệp của nước Nga

Với lĩnh vực khai thác và thăm dò dầu khí, cả hai nguyên thủ nhất trí xem đó một trong những trụ cột chính của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước.

Xét về quá trình lịch sử, định mệnh dường như đã sắp đặt để Việt - Nga gắn kết chặt chẽ với nhau trong lĩnh vực dầu khí - một phần không thể tách rời trong mối quan hệ song phương này.

Từ những năm 50 của thế kỷ 20, các chuyên gia địa chất Liên Xô là những người đầu tiên khai mở ngành dầu khí Việt Nam. Kết quả hợp tác thể hiện ở nhiều phương diện, liên doanh Vietsopetro ra đời đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực; đào tạo đội ngũ chuyên gia, kỹ sư địa chất, cơ khí hóa dầu cho Việt Nam.

Hiện trạng ngành dầu khí Việt Nam hiện nay có vai trò rất lớn của người Nga xuyên qua hai chế độ chính trị. Không ai khác, chính người Nga rất am hiểu ngành dầu khí Việt Nam. Vì vậy, chọn dầu khí làm trụ cột hợp tác là quan điểm đúng về mặt khoa học và lịch sử.

Người Nga sở hữu công nghệ thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí có chiều sâu nhất thế giới, cũng chính trên thị trường có tầm chiến lược này các tập đoàn như Gazprom, Rosneft đang khẳng định vị trí không thể thay thế.

Kinh tế, trọng điểm là lĩnh vực dầu khí được xác định trọng tâm trong hợp tác Việt - Nga

Kinh tế, trọng điểm là lĩnh vực dầu khí được xác định trọng tâm trong hợp tác Việt - Nga

Bản tuyên bố chung có nội dung phong phú, bao gồm nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, hòa bình quốc tế,…đã cho thấy Moscow và Hà Nội hiện nay có rất nhiều điểm tương thông về thế giới quan chiến lược.

Ví dụ, “Việt Nam và Nga không liên minh hoặc thỏa thuận với bên thứ ba nhằm có các hành động phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như lợi ích cơ bản của nhau. Việc phát triển quan hệ Việt Nam-Nga không nhằm chống lại bất kỳ bên thứ ba khác”.

Bất kỳ mối quan hệ nào cũng thế, một khi tìm thấy lợi ích tương đồng,trên nền tảng quan điểm tương thông thì kết quả bao giờ cũng tích cực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy giao thương Việt - Nga (Kỳ 2): Lợi ích, quan điểm tương đồng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711711862 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711711862 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10