Thúc đẩy phát triển thị trường mua bán nợ

Diendandoanhnghiep.vn Hoạt động kinh doanh mua bán nợ hiện vẫn còn nhiều thách thức. Quy mô, tính chất các khoản nợ xấu ngày càng gia tăng và các khoản nợ không chỉ ở trong nước mà mang màu sắc quốc tế.

Đại diện các thành viên IPAF trao đổi kinh nghiệm về xử lý nợ xấu

Đại diện các thành viên IPAF trao đổi kinh nghiệm về xử lý nợ xấu

Chia sẻ tại phiên toàn thể Hội nghị quốc tế Diễn đàn các Công ty quản lý tài sản công quốc tế (IPAF) lần thứ 4 với chủ đề “Củng cố an ninh tài chính châu Á và giải pháp thực hiện”, ông Huỳnh Quang Hải - Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, để góp phần củng cố nền an ninh tài chính quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng cho việc xử lý nợ, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, giữ vững sự ổn định của hệ thống tài chính.

Về cơ chế, chính sách, cơ bản, hệ thống pháp luật của Việt Nam đã quy định khá đầy đủ để điều chỉnh một cách toàn diện từ việc thành lập, tổ chức, chấm dứt hoạt động đối với các loại hình doanh nghiệp nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng cũng như việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, thương mại, trong đó có mua bán nợ xấu.

Về công cụ xử lý nợ, thời gian qua Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) và Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã cùng nhau tạo thành hệ công cụ xử lý nợ quan trọng, hiệu quả của Chính phủ để tăng cường xử lý nợ xấu của nền kinh tế. Trong đó, Nghị định 69 ban hành năm 2016 đã tạo nền tảng pháp lý cho hơn 30 tổ chức xử lý nợ tư nhân ra đời, góp phần tạo cơ sở vững chắc cho việc hình thành thị trường mua bán nợ ở Việt Nam. 

Theo ông Lê Hoàng Hải – Chủ tịch luân phiên của Diễn đàn IPAF và Chủ tịch Hội đồng thành viên DATC, trong 2 năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã định hướng tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đặt nhiệm vụ trọng tâm là xử lý nợ xấu, tái cơ cấu tổ chức tín dụng, tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước.

Khi thị trường mua bán nợ cạnh tranh hơn, DATC đã điều chỉnh chiến lược hoạt động của mình. Theo đó, Công ty không chỉ gói gọn xử lý nợ cho các doanh nghiệp nhà nước mà còn xử lý nợ xấu cho cả các doanh nghiệp khác. Ngoài chức năng mua bán nợ, DATC còn mở rộng các ngành nghề như: Quản lý khai thác tài sản, hoạt động tư vấn, hoạt động phối hợp trong thu nợ…

Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, DATC đã xử lý trên 90.000 tỷ đồng nợ trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp; hỗ trợ hơn 3.000 doanh nghiệp xử lý nợ trong quá trình cổ phần hóa; xử lý nợ để tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu cho 180 doanh nghiệp, trong đó có 80 doanh nghiệp nhà nước với giá trị chuyển nợ thành vốn góp trên 1.400 tỷ đồng; giúp hơn 20 tập đoàn, tổng công ty nhà nước xử lý nợ để hoàn tất cổ phần hóa…

Ông Lê Hoàng Hải cũng cho biết, hoạt động kinh doanh mua bán nợ của DATC và các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn thách thức. Lí do là hiện nay quy mô và tính chất các khoản nợ xấu ngày càng gia tăng và các khoản nợ không chỉ ở trong nước mà mang màu sắc quốc tế. Vì thế hoạt động mua bán nợ của DATC vừa làm vừa hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu các kinh nghiệm của đã học hỏi được từ các thành viên IPAF cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như ADB, Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO)…

Còn theo ông Phạm Mạnh Thường - Phó Tổng Giám đốc DATC, quy mô khoản nợ xấu ngày càng lớn với tính chất phức tạp, do vậy cần sớm xây dựng bộ quy tắc cho phép áp dụng cơ chế work-out (Tái cơ cấu doanh nghiệp không qua toà án) với nguyên tắc chung là từ 51% số chủ nợ với 75% giá trị nợ đồng ý thì phương án tái thiết được thông qua (việc này cần do NHNN và Hiệp hội Ngân hàng hỗ trợ). Đồng thời, nên có quy định cho phép áp dụng cơ chế thị trường khi xử lý các khoản nợ có tính chất  “nhà nước” bình đẳng như với các khoản nợ thương mại để tạo sự hài hoà lợi ích giữa thu hồi nợ với bảo vệ sự sinh tồn của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp tái thiết qua hoạt động xử lý nợ thường khó tiếp cận nguồn vốn mới trong khi đây là yêu cầu thiết yếu để khởi động quá trình phục hồi doanh nghiệp, do đó, cần cho phép các ngân hàng được tái cấp vốn phù hợp phương án phục hồi kinh doanh. Đồng thời, cho phép các tổ chức xử lý nợ được sử dụng nguồn lực của mình để hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp như vốn mồi  để tái cơ cấu phục hồi hoạt động.

Cũng theo ông Thường, với xu hướng ngày càng tăng các doanh nghiệp có dự án lớn vay nợ nước ngoài, khiến quy mô khoản nợ cần xử lý ngày một lớn, mang tính liên quốc gia. Do đó, cần có cơ chế phối hợp xử lý nợ giữa các nước, có thể hình thành quỹ tái thiết doanh nghiệp hoặc quỹ xử lý nợ xấu với sự tham gia đầu tư của các nhà đầu tư, các công ty mua bán nợ các nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy phát triển thị trường mua bán nợ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711708412 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711708412 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10