Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng hiệu quả

Diendandoanhnghiep.vn Thực trạng sử dụng năng lượng ở Việt Nam còn rất lãng phí, cường độ sử dụng năng lượng trên GDP rất cao so với mức bình quân trên thế giới. Tiếp tục tình trạng này thì lượng năng lượng NK sẽ càng cao.

>> Nhiều quốc gia "cấp tập" đối phó khủng hoảng năng lượng

Đây là nhận định của ông Mai Khai Hiền - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng tại diễn đàn “Giải pháp Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp” do Bộ Công Thương tổ chức.

Hiện nhu cầu điện nói riêng, năng lượng nói chung trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng ở nước ta rất lớn. Chỉ tính riêng tiêu thụ năng lượng của các ngành công nghiệp hiện chiếm tới gần 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Do đó, phải cải thiện chất lượng “cầu” của năng lượng, phải hướng đến sử dụng năng lượng hiệu quả và thông minh hơn, bền vững hơn. Đặc biệt, các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng nhiều như xi măng, sắt thép,…cần phải áp dụng triệt để các giải pháp tiết kiệm năng lượng để cắt giảm chi phí sản xuất, giảm áp lực cung cấp điện cho hệ thống.

Thực trạng việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam còn rất lãng phí. Cường độ sử dụng năng lượng trên GDP ở nước ta rất cao so với mức bình quân trên thế giới. Và nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì lượng năng lượng nhập khẩu chắc chắc sẽ ngày càng cao.

Thực trạng việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam còn rất lãng phí. Cường độ sử dụng năng lượng trên GDP ở nước ta rất cao so với mức bình quân trên thế giới. Và nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì lượng năng lượng nhập khẩu chắc chắc sẽ ngày càng cao.

Theo ông Mã Khai Hiền, đã đến lúc phải chấm dứt việc sử dụng năng lượng lãng phí mà còn phải cải thiện chất lượng “cầu” của năng lượng, phải hướng đến sử dụng năng lượng hiệu quả và thông minh hơn, bền vững hơn. Chúng ta không thể xây mãi các nhà máy điện để đáp ứng cho nhu cầu của các ngành công nghiệp có thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn và gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng nhiều như xi măng, sắt thép,…cần phải áp dụng triệt để các giải pháp tiết kiệm năng lượng để cắt giảm chi phí sản xuất, giảm áp lực cung cấp điện cho hệ thống.

“Các doanh nghiệp sản xuất đã áp dụng rất nhiều giải pháp trong đó đi từ việc nâng cao năng lực và hỗ trợ đào tạo cho các cán bộ về làm sao nhận dạng được các giải pháp đơn giản để tự họ có thể triển khai. Hiện nay doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai được. Sắp tới sẽ đi vào giải pháp chuyên sâu, giải pháp nâng cấp công nghệ, thay thế thiết bị làm sao tiết kiệm năng lượng lớn hơn.”, ông Mai Khai cho biết.

>> Bốn mục tiêu của Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng

Theo các khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng về mặt kỹ thuật trong các ngành công nghiệp có thể đạt từ 20 - 30%. Chia sẻ tại diễn đàn, ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng cho biết, xác định tầm quan trọng của tiết kiệm năng lượng, ngày 13/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 280/QĐ-TTg - phê duyệt Chương trình quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030.

Chương trình đề ra mục tiêu tiết kiệm năng lượng từ 8 - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc giai đoạn 2019 - 2030 tương đương việc tiết kiệm 60 – 80 triệu tấn dầu quy đổi, các mục tiêu cụ thể nhằm đạt mức giảm tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng từ 6,8% lên tới 24,81% theo ngành/phân ngành. Đây là con số được đánh giá là rất tham vọng, đòi hỏi Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành, địa phương cùng nhau triển khai các giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ để có thể đạt được mục tiêu này.

Cũng theo ông Dũng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp có thể đạt từ 20 – 30%, nhưng để tiềm năng trở thành hiện thực thì chúng ta sẽ phải triển khai rất nhiều công việc, giải pháp từ nay đến 2030 thì mới có thể đạt được con số này và 6 nhóm giải pháp chính cần phải thực hiện ngay, đó là:

Thứ nhất, rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Thứ hai, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây là giải pháp trọng tâm trong giai đoạn 2019 - 2030;

Thứ ba, tăng cường năng lực về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Thứ tư, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Thứ năm, xây dựng cơ chế tài chính thúc đẩy tiết kiệm năng lượng;

Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đồng quan điểm, các đại biểu, cũng nhấn mạnh, cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn thiếu và chưa tạo ra được động lực đối với người dân, doanh nghiệp. Cùng với đó, nguồn vốn của tổ chức tín dụng phục vụ đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng không nhiều. Do đó, để đạt được mục tiêu Chương trình tiết kiệm năng lượng thì cơ chế tài chính cần được khơi thông hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng hiệu quả tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713956157 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713956157 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10