Thuế, phí và “khoan sức dân”

Diendandoanhnghiep.vn Thuế và phí ở nước ta lâu nay báo chí, truyền thông và dư luận đã dùng cụm từ “bủa vây”, “chồng chất”… để miêu tả mức độ và tính chất của nó.

Thông thường, một sắc thuế phải đáp ứng 3 nguyên tắc “trung lập”, “đơn giản”, và “công bằng”.

Trung lập: sắc thuế không được bóp méo các hoạt động sản xuất, dẫn tới phúc lợi xã hội (tổng hiệu dụng) của nền kinh tế bị giảm đi.

Đơn giản: việc thiết kế sắc thuế và tiến hành trưng thu thuế phải không phức tạp và không tốn kém.

Công bằng: sắc thuế phải đánh cùng một tỷ lệ vào các công dân có điều kiện như nhau. Giữa các công dân có điều kiện khác nhau, thì thuế suất cũng cần khác nhau (vì thông thường người có điều kiện tốt hơn có xu hướng tiêu dùng hàng hóa công cộng nhiều hơn).

Đối với các sắc thuế địa phương có hai nguyên tắc: Một là, cơ sở thuế phải bất biến: nghĩa là công dân, hoạt động và đồ vật phải tương đối cố định, không hay di chuyển giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo địa phương này không đánh thuế lên công dân, hoạt động và đồ vật vốn là của địa phương khác.

Hai là, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tài chính. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo chính quyền địa phương không lạm dụng quyền hạn thuế của mình để đánh thuế quá mức.

Điện thoại di động có nguy cơ bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Điện thoại di động có nguy cơ bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Để đảm bảo các nguyên tắc thuế buộc nhà cầm quyền phải tính đến “sức khỏe” kinh tế trong dân và căn chứ vào các mục tiêu chiến lược cho phát triển.

Ứng xử với thuế không phải chỉ là chuyện làm sao thu cho đạt mục tiêu đề ra, bao nhiêu trăm ngàn tỷ, mà phải giải được bài toán an sinh, xã hội để làm sao nâng dỡ bộ phận nghèo khổ và buộc giới nhà giàu phải đóng góp tương xứng cho đất nước.

Số liệu thống kê nghèo đa chiều toàn cầu năm 2018 cho thấy, chỉ số nghèo đa chiều của Việt Nam là 0,0197 và đứng thứ 31 trong tổng số 105 nước. Tỷ lệ nghèo đa chiều của Việt Nam là 5%, cao hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, chỉ sau Thái Lan và Trung Quốc.

Tỷ lệ nghèo đa chiều của Việt Nam còn chênh lệch vùng miền, nghèo đa chiều là 2,1% ở khu vực đô thị trong khi tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 6,45%; cao nhất ở vùng núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long (9,6%), sau đó là khu vực Tây nguyên (9,4%).

Thuế và phí ở nước ta lâu nay báo chí, truyền thông và dư luận đã dùng cụm từ “bủa vây”, “chồng chất”… để miêu tả mức độ và tính chất của nó.

Nhìn chung, trong lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, một giai đoạn huy hoàng hay khó khăn của quốc gia dân tộc hay triều đại nào đấy thường gắn liền với chính sách giảm thuế.

Giảm thuế nói lên hai khía cạnh: Thứ nhất, nhà nước đang nuôi dưỡng sức dân, đó mới là chiến lược có chiều sâu, có tầm nhìn dài hạn, như Nguyễn Trãi nói “khoan thư sức dân và kế bền gốc sâu rễ”.

Thứ hai, giảm thuế trong điều kiện tốt thường phản ánh tình trạng thịnh vượng của quốc gia, ngân khố dồi dào, nguồn lực đầy đủ, đầu tư công hiệu quả, ít tham nhũng thất thoát.

Ngược lại, tăng thuế bất hợp lý nói lên rất nhiều điều, trong đó rất khó từ chối lý do kinh tế kém, ngân khố cạn kiệt, đầu tư công kém hiểu quả, tham nhũng lãng phí nhiều.

Trong điều kiện như vậy, liệu các mục tiêu mang tầm thiên niên kỷ, quốc tế lớn lao có thực hiện được, hay chỉ là nói xong rồi để đấy, vì tiền đâu để triển khai, nhà đầu tư minh bạch cũng e ngại trong môi trường mịt mùng do tham nhũng, tắc trách.

“Đề án mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu ngân sách nhà nước” của TP HCM có đề nghị thuế tiêu thụ đặc biệt một số hàng hóa, dịch vụ như: điện thoại di động, camera, nước hoa, mỹ phẩm, dịch vụ kinh doanh game, dịch vụ thẩm mỹ.

Với lý do: Đây là hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc nhưng đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết thu nhập của một bộ phận dân cư có thu nhập từ khá trở lên, có nhu cầu và khả năng thu nhập thường xuyên sử dụng các sản phẩm thế hệ mới.

Để “mở rộng cơ sở thuế” không phải “đánh” và “tăng” vào tất cả các loại hàng hóa hiện có trên thị trường, đó là cách làm máy móc cơ học. Vì sao không phải là giải pháp “kiến tạo” trước rồi thu sau?

Hay nói cách khác, muốn mở rộng cơ sở thuế chính quyền phải tạo điều kiện cho người dân làm ăn trong môi trường thuận lợi nhất, đa dạng hóa ngành nghề… từ đó mở ra dư địa để thu thuế - “khoan thư sức dân”.

“Chống xói mòn nguồn thu ngân sách” sao lại bù từ thuế tiêu thụ đặc biệt với một mặt hàng thiết yếu như điện thoại di động? Đáng ra đó là nhiệm vụ quản lý ngân sách, để thất thoát, lãng phí, đầu tư kém hiệu quả và bất lực trước nợ đọng thuế.

Trong khi đó khái niệm “điều tiết thu nhập” có vẻ mơ hồ, điều tiết thu nhập có tác dụng gì nếu lượng giá trị chỉ chuyển từ nơi này sang nơi khác mà không sản sinh thêm? Tầng lớp khá giả có thể nhẹ nhàng khi muốn “lên đời” sản phẩm, nhưng với người thu nhập thấp đó là một gánh nặng.

Chưa kể, nếu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thị điện thoại di động và mỹ phẩm có nguy cơ “đóng băng”. Thiết bị di động được xem là “tư liệu lao động” trong kỷ nguyên số, mào đầu cho cuộc cách mạng 4.0 mà Việt Nam ta vô cùng háo hức!

Và rồi, có một thứ từ ngữ liên quan đến túi tiền người dân “thu phí”, “thu giá” hay “thu tiền”?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thuế, phí và “khoan sức dân” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713498812 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713498812 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10