Thuế với người làm công ăn lương: “Bòn nơi khố rách”?

Diendandoanhnghiep.vn Sáng đầu tuần ngồi cà phê với mấy người bạn nghe hóng chuyện làm ăn mới thấy đúng là tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay có nhiều vấn đề bất cập cần có sự điều chỉnh sửa đổi kịp thời.

>> Cần sớm sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân

Các quy định liên quan đến thuế TNCN được cho còn nhiều bất cập - Ảnh minh họa: CAND

Các quy định liên quan đến thuế TNCN được cho là còn nhiều bất cập - Ảnh minh họa: CAND

Anh chủ salon tóc và đồ thời trang thì than phiền ế ẩm, rồi trái phiếu đến hạn thanh toán mà ngân hàng cứ đề nghị gia hạn. Trong khi lúc mua, khách chỉ nghe theo tư vấn của ngân hàng, lấy sự đảm bảo của ngân hang; giờ đến hạn thanh toán trái phiếu để xây cửa hàng thì bị chậm trễ, ảnh hưởng tới cả kế hoạch vì còn liên quan, ngày giờ tuổi tác.

Anh bạn làm bất động sản thì ngồi ngây bất động trong khi mọi người nói chuyện, vì đầu anh chắc mải nghĩ mãi đâu đâu. Anh không còn hát vang bài ca xây dựng như hồi đầu năm. Cái hồi mà cứ gặp là anh hớn hở với cặp xách đầy ắp các hợp đồng  miệng hát véo von: “Tôi còn đi xây nhiều nhà khắp nơi. Từng tổ ấm sống vui tình lứa đôi”.

Còn anh bạn đeo kính trắng vẻ đạo mạo thì lại nhờ bạn chuyển khoản giúp cho con gái học trên Hà Nội đóng vài khoản phí và liên tục nói chuyện rút bảo hiểm một lần và phân tích các vấn đề liên quan đến giữ hay bỏ rút hết về các khoản bảo hiểm nhân thọ. Anh phàn nàn về việc phải đóng thuế thu nhập cá nhân hàng tháng, trong khi hai đứa con anh đều lớn thêm, ngoài chi phí học hành, còn phải lo ăn uống, quần áo, điện thoại, máy tính…

Cái gì cũng tốn kém trong khi mức giảm trừ gia cảnh thì bao năm vật giá thay đổi, lạm phát nhiều rồi mà vẫn giữ mức 4,4 triệu đồng/một người/một tháng. Hai đứa con ăn theo thì tổng mức giảm trừ cũng chỉ được 8,8 triệu đồng với bản thân 11 triệu đồng còn phần còn lại phải đóng thuế.

Anh làm cho doanh nghiệp FDI tổng thu nhập chỉ có từ lương, không có thêm một khoản nào khác, nên tiếng là lương cao nhưng phải căn cơ từng ly từng tí. Thu nhập gần 40 triệu đồng, trừ các giảm trừ anh phải đóng gần hai triệu thuế thu nhập cá nhân/một tháng. Với anh, đó là cả món tiền quan trọng, khi vợ buôn bán nhỏ, hai con ăn học rất tốn kém, để tiết kiệm mua món gì lơn lớn là anh phải tính toán hết sức đau đầu.

5,6 người ngồi với nhau mà như xã hội thu nhỏ. Anh bạn làm hàng xuất khẩu thì lại hớn hở cười nói, đòi trả tiền giúp các bạn vì tỉ giá USD cao lên gần 5% khiến anh gần như ngồi không cũng được lợi. Còn ai nhập khẩu về sản xuất bán trong nước thì lại đứng ngồi không yên khi càng nhập về càng có nguy cơ thua lỗ.

Ảnh hưởng từ thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19 cộng thêm tình trạng bất ổn do cuộc chiến Nga - Ukraine làm cho nhiều doanh nghiệp sút giảm hoặc mất hẳn đơn hàng. Doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự, đẩy một lượng lớn lao động không có chuyên môn tay nghề ra ngoài xã hội. Phần việc còn lại những người ở lại phải gánh đỡ, khối lượng tăng lên rất nhiều, phải ở lại làm muộn, đi làm ngày nghỉ, thời gian nghỉ ngơi, giải trí phục hồi tái tạo sức lao động bị giảm sút theo.

Trong khi đó, do số lao động làm việc cống hiến lâu năm, mức lương cao dần lên, nhất là ở khối doanh nghiệp FDI trở thành đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Dự toán năm 2022 thuế TNCN thu 118.075 tỉ đồng. Vậy mà chỉ hết tháng 10 đã thu vượt 21.371 tỉ đồng, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Cơ quan Thuế, Bộ Tài chính, chính quyền coi đó thành tích, niềm vui. Chỉ người phải nộp thuế là không vui trong hoàn cảnh kinh tế đầy khó khăn biến động như hiện nay.

Chuyên gia cho rằng, cần giảm thuế TNCN để người nộp thuế có thêm thu nhập kích cầu nội địa - Ảnh minh họa: NLĐ

Cần có các giải pháp giải quyết những bất cập về thuế TNCN để người nộp thuế được giảm bớt gánh nặng - Ảnh minh họa: NLĐ

>> Cần xem xét thay đổi toàn diện quy định về thuế thu nhập cá nhân

>> Đưa Luật thuế thu nhập cá nhân về đúng bản chất

>> Sửa Luật Thuế Thu nhập cá nhân: Quy định mức giảm trừ gia cảnh đã lỗi thời

Người đóng thuế TNCN là người có trình độ, phần lớn họ sinh sống ở các thành phố lớn, khu vực trung tâm có mức sinh hoạt khá cao. Họ hiểu trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của việc đóng thuế. Họ hiểu rõ “thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước”, muốn đất nước giàu mạnh, phát triển thì việc đóng thuế đầy đủ, kịp thời cũng chính là góp phần xây dựng đất nước.

Nhưng với mức sống, mức chi tiêu, sinh hoạt ở thành phố thì khoản giảm trừ gia cảnh như vậy là bất hợp lý, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp, tránh bức xúc bị âm ỉ, kéo dài trong số lao động có trình độ, thu nhập cao. Vì đến cả chục năm vẫn chưa có động thái nào điều chỉnh mức thuế đánh thẳng vào túi tiền của người lao động chính trong gia đình.

Với tình hình hậu Covid-19 như hiện nay, việc “khoan thư sức dân” để sâu gốc, bền rễ là việc hết sức cần thiết. Dân có giàu thì nước mới mạnh, dân có chi tiêu mới tạo ra chuỗi cung ứng, tạo ra việc làm để nước nổi, bèo nổi.

Không có biện pháp chính sách thay đổi cho phù hợp, thì tâm lý đề phòng sẽ xuất hiện, chi tiêu sẽ thắt chặt, các khoản đầu tư sẽ đóng băng. “Tiền trong nhà tiền chửa. Tiền ra cửa tiền đẻ”. Nếu cứ để sự bất mãn làm đồng tiền bị “chửa trâu” thì kinh tế sẽ báo động, sẽ thêm nhiều lao động thất nghiệp. Bần cùng sinh đạo tặc, nguy cơ bất ổn, tệ nạn xã hội sẽ phát sinh nếu như kinh tế sa vào vùng đỏ.

Việc nâng mức giảm trừ gia cảnh là việc cần làm đầu tiên, nếu người lao động có thu nhập cao mà chưa có người ăn theo thì còn dễ chấp nhận. Người có con nhỏ cha mẹ già thì cần phải được giảm trừ ở mức trung bình của người dân thành phố là mức 7 triệu đồng một người một tháng.

Nếu không người lao động sẽ tìm mọi cách để mức thu nhập của mình, ngấp ngé chạm mức chưa phải đóng thuế TNCN, và như thế doanh nghiệp sẽ thiệt hại, nhà nước thiệt hại và người lao động cũng thiệt hại do toan tính của mình. Kết quả là “úm ba la cả ba cùng thiệt”. Các nhà làm chính sách, người làm tham mưu cho lãnh đạo không thể cứ “mũ ni che tai” để im im mặc cho báo chí lên tiếng rồi lại lắng đi.

Thành tích thu thuế không thể được tính bằng con số thu về trên sự bức xúc của người lao động - người luôn được vuốt ve bằng các ngôn từ như là tài sản là vốn quý nhất của doanh nghiệp, đổi lại là sự làm việc cật lực đến không còn thời gian để sống cho riêng mình.

Đầu tư công nguồn vốn dư thừa còn đang loay hoay giải ngân, tiêu tiền. Xin đừng “bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng”. Người lao động đang chờ sự điều chỉnh kịp thời nhiều lắm!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thuế với người làm công ăn lương: “Bòn nơi khố rách”? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711722500 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711722500 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10