Thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam chỉ là một “ứng cử viên” trong hành trình “tránh bão”

Anh Duy 03/06/2019 13:00

Việt Nam chỉ là một “ứng cử viên” trong cuộc di chuyển của các nhà đầu tư trong “cơn bão” chiến tranh thương mại. Môi trường thể chế sẽ là căn cứ chính để “giữ chân” nhà đầu tư.

Việt Nam được cho là hưởng lợi khi dòng vốn đầu tư nước ngoài “tránh bão” từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ chuyển về Việt Nam. Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ về cũng có sự phân luồng, Việt Nam chỉ là một sự lựa chọn có tính chủ quan. Và đặc biệt, lĩnh vực thương mại được xem là bất lợi. 

Số dự án FDI mớimới, vốn đăng ký mới và vốn thực hiện trong 5 tháng đầu nămnăm 2019 tăngg mạnh so với cùng kỳ các năm trước.

Số dự án FDI mớimới, vốn đăng ký mới và vốn thực hiện trong 5 tháng đầu nămnăm 2019 tăngg mạnh so với cùng kỳ các năm trước.

Hiệu ứng “pha trộn”

Theo TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR), đối với các quốc gia có công nghệ phát triển như Nhật hay Mỹ, khi muốn tìm một nơi để đầu tư dài hạn thì họ cân nhắc rất kỹ giữa Việt Nam với Ấn Độ hay Indonesia, phụ thuộc vào môi trường thể chế cũng như tiềm năng của lực lượng lao động. 

“Đối với nhóm nước này, họ không hoàn toàn cho rằng Việt Nam là điểm đến số 1 và họ lựa chọn các nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan,… nơi có cơ sở hạ tầng tương đối là tốt từ trong quá khứ cũng như có tiềm năng về ngôn ngữ tiếng Anh hoặc sở hữu lực lượng lao động khổng lồ như Ấn Độ. So với các quốc gia này thì Việt Nam cũng chỉ là một ứng cử viên”, TS Nguyễn Đức Thành nhận định. 

Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp Trung Quốc, Viện trưởng VEPR lại cho rằng, các nhà đầu tư Trung Quốc thấy Việt Nam có sự gần gũi về văn hoá, chính trị và đặc biệt là địa lý. Do đó, đang có khuynh hướng đầu tư Trung Quốc đổ dồn về Việt Nam. Điều này phản ánh bằng việc tỷ trọng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng trong thời gian gần đây.

“Như vậy, các nhà đầu tư quyết định theo ý chí chủ quan và theo tính toán riêng của họ”, ông Thành phân tích. Cùng quan điểm, TS Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo xã hội quốc gia, Bộ KH&ĐT cho rằng, nhà đầu tư cũng không thể quyết định quá gấp cho việc chuyển hướng đầu tư.

"Hiện nay, họ vẫn trong giai đoạn nghe ngóng. Bởi căng thẳng Mỹ - Trung sẽ khiến cả 2 nền kinh tế thiệt hại, cả 2 bên sẽ cùng phải giải quyết vấn đề này", ông Thắng nói.

Trong khi sự hưởng lợi về đầu tư được xem là có tính chủ quan thì lĩnh vực thương mại của Việt Nam được cho là nhận tác động pha trộn, chưa xác định, thậm chí tiêu cực từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

“Trung Quốc có thể ngăn chặn hàng hoá vào Trung Quốc nói chung trong đó có Việt Nam. Theo tôi thấy, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm mạnh bắt đầu từ Quý IV/2018 cho đến nay. Đặc biệt là giảm về số lượng, quy mô so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên tại thị trường Mỹ”, TS Nguyễn Đức Thành nhận định.

Trên thực tế, cầu từ thị trường Trung Quốc đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có dấu hiệu giảm khá rõ ngay trong Quý 1/2019. Trong đó, xuất khẩu tôm giảm 15% và cá tra Việt Nam sang Trung Quốc giảm 2%, khiến tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 239 triệu USD.

Có thể thấy, tỷ trọng của thị trường Trung Quốc trong tổng xuất khẩu thủy sản Việt Nam do đó  đã giảm rõ rệt từ 15% năm 2017 xuống còn 14% năm 2018 và tiếp tục xuống 12% trong quý 1/2019.

“Vì vậy, hiệu ứng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với thương mại của Việt Nam là pha trộn, chưa rõ ràng, không giống như tác động về đầu tư”, TS Nguyễn Đức Thành nhận định. 

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam chịu thiệt hại nhiều hơn hưởng lợi

    11:33, 01/06/2019

  • Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung?

    02:49, 01/06/2019

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam cần am hiểu "luật chơi"

    11:00, 29/05/2019

  • Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: VND sẽ đi về đâu?

    10:03, 17/05/2019

  • Tránh "vạ lây" từ xung đột thương mại Mỹ- Trung

    11:00, 10/05/2019

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Chỉ chấm dứt khi Trung Quốc nhượng bộ

    11:37, 24/05/2019

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lối đi nào cho kinh tế Việt Nam?

    07:30, 22/05/2019

Lựa chọn vốn đầu tư chất lượng

Vì vậy, để hạn chế những tác động, phòng ngừa những thiệt hại có thể, Viện trưởng VEPR kiến nghị, Việt Nam có thể lựa chọn nhà đầu tư có chất lượng cao hay cam kết đầu tư lâu dài, công nghệ tiên tiến, có trách nghiệm với xã hội, môi trường.

“Ngoài ra, chúng ta cũng phải tự hoàn thiện bản thân thông qua hệ thống pháp luật, hệ thống thực thi pháp luật. Đồng thời, không để xảy ra tình trạng bị “mua chuộc” hay dễ dãi trong các điều kiện về môi trường sản xuất, kinh doanh và bảo vệ người lao động,…”, ông Thành kiến nghị. Bởi nếu thực hiện được như vậy, những nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với những điều kiện trên sẽ đến nhiều hơn còn những nhà đầu tư cảm thấy không phù hợp sẽ rời đi.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: "Duy trì cải cách môi trường đầu tư – kinh doanh và lựa chọn dự án đầu tư có chất lượng vẫn có ý nghĩa quan trọng, không nên phụ thuộc vào diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung".

Về thương mại, vấn đề thâm hụt thương mại được chuyên gia kiến nghị phòng tránh bằng chính sách điều hành tỷ giá. “Chính sách tỷ giá của Việt Nam cần phải đặt mức gia trọng lớn hơn vào đồng CNY trong rổ tính tỷ giá của mình. Về phương diện này, tỷ giá VND đã được NHNN điều chỉnh khá linh hoạt, tăng gần 0,8% trong khoảng thời gian CNY giảm giá. Điều này đã giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ hiệu ứng giảm giá CNY đối với xuất khẩu của Việt Nam”, TS Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam chỉ là một “ứng cử viên” trong hành trình “tránh bão”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO