Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch

Diendandoanhnghiep.vn Càng ngày “danh mục hàng thuỷ sản” nhập khẩu phải kiểm dịch càng mở rộng hơn làm tăng diện hàng hóa phải kiểm tra, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

 Cục Thú y lấy mẫu và xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên thực phẩm đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam. Ảnh: Lăng Trần.

Cục Thú y lấy mẫu và xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên thực phẩm đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam. Ảnh: Lăng Trần.

Thực hiện Nghị quyết số 19 và sau này là Nghị quyết số 02 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và cắt giảm kiểm tra chuyên ngành, trong đó, phân công cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “cải cách, cắt giảm kiểm dịch thuỷ sản đông lạnh”. Tuy nhiên, sau hàng loạt Thông tư sửa đổi, bổ sung được đơn vị này ban hành, kiểm dịch thuỷ sản nhập khẩu lại tăng lên đáng kể về Danh mục hàng hoá phải kiểm dịch, đặc biệt là việc đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y.

Bất cập về pháp lý

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quy định tại Luật Thú y, thì các loại sản phẩm hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm dịch động vật chỉ bao gồm động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản có trong danh mục và quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thú y, thì “sản phẩm động vật” chỉ bao gồm các bộ phận, các phần của cơ thể động vật, thủy sản, không quy định sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật” hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” thuộc diện phải kiểm dịch động vật.

Cũng theo VASEP, Chương 3 Luật An toàn Thực phẩm về “Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm” chỉ quy định thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật mới phải có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y (Điều 11). Đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn chỉ phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường (Điều 12).

Tuy nhiên, tại các Thông tư số 26/2016/TT-BNN và Thông tư số 36/2018/TT-BNN đối với thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại quy định về kiểm dịch đối với “sản phẩm động vật”, được giải thích và áp dụng theo hướng sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật” hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (kể cả loại bao gói sẵn) đều thuộc diện phải kiểm dịch động vật, là mở rộng quá mức khái niệm “sản phẩm động vật” được quy định tại Luật Thú y.

VASEP cũng cho rằng, điểm bất cập lớn của Luật Thú y là tại khoản 3 Điều 3 đưa “sơ chế” và “chế biến” vào chung một khái niệm, trong khi, đây vốn là hai khái niệm với các nội hàm rất khác nhau. Còn Điều 2 Luật An toàn thực phẩm thì: khái niệm “chế biến” được quy định tại khoản 4 khác hoàn toàn với khái niệm “sơ chế” được quy định tại khoản 16.

Chưa phù hợp thực tế và thông lệ quốc tế

Theo ông Nguyễn Hoài Nam - Phó tổng Thư ký VASEP, việc mở rộng khái niệm “sản phẩm động vật” của các văn bản dưới Luật và không có sự phân biệt rõ với khái niệm “sơ chế, chế biến” là nguyên nhân quan trọng làm tăng diện hàng hóa phải kiểm dịch động vật, cản trở nỗ lực cắt giảm danh mục hàng hóa, tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành.

Cũng theo ông Nam, trong thực tế hiện, nhiều nước không yêu cầu kiểm dịch (bệnh) đối với hàng thủy sản đông lạnh hoặc chế biến chín, đóng bao bì kín. Các nước (từ tiên tiến như Mỹ, EU, Nhật, Canada…) đến các nước trong khu vực, hầu hết chỉ kiểm tra theo quy định/chỉ tiêu của An toàn Thực phẩm đối với sản phẩm thuỷ sản chế biến (đông lạnh, đồ hộp, hàng khô, ướp muối). Nhiều nước yêu cầu nước xuất khẩu kiểm tra và cấp chứng thư sức khoẻ (Health Certificate) cho các lô hàng thuỷ sản chế biến xuất khẩu sang họ, cũng chỉ áp dụng các quy định và chỉ tiêu An toàn Thực phẩm (thực phẩm dùng cho người).

Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cũng không kiểm tra các chỉ tiêu bệnh dịch hay vệ sinh thú y đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu đi các thị trường (trừ một số chỉ tiêu virus gây bệnh trên tôm xuất khẩu sang Úc và Hàn Quốc), chỉ kiểm các chỉ tiêu An toàn Thực phẩm (vi sinh, cảm quan/ngoại quan theo Quyết định số 2864/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/11/2011 và các chỉ tiêu hóa học theo Quyết định số 1471/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/6/2012 của Bộ NNPTNT).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713240777 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713240777 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10