Tiềm ẩn suy giảm tăng trưởng nếu không mở cửa kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh một cách cơ bản để mở cửa trở lại nền kinh tế.

>>>TP HCM kiến nghị bổ sung ngân sách địa phương cho gói phục hồi kinh tế

Trình bày về những chỉ đạo, điều hành trọng tâm và kết quả phát triển kinh tế - xã hội tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh tới việc thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, tạo đột phá về bao phủ vắc-xin, kịp thời chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh tới việc thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh tới việc thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, các biện pháp phòng, chống dịch được kế thừa và liên tục được điều chỉnh, hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tiễn.

Khi dịch bệnh thâm nhập nhanh, nhiễm sâu tại các đô thị, vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, trong khi chưa có vaccine, thuốc đặc trị, chúng ta buộc phải áp dụng biện pháp hành chính nghiêm ngặt và nhanh chóng điều chỉnh tổ chức thực hiện, lấy cấp xã là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ”, là trung tâm phục vụ, là chủ thể tham gia phòng, chống dịch; đưa dịch vụ y tế, an sinh xã hội đến cơ sở để người dân tiếp cận kịp thời, hiệu quả hơn và bảo vệ an ninh, an toàn cho Nhân dân, nhất là việc thành lập hơn 700 trạm xá lưu động.

Trong phòng chống dịch, Chính phủ đã kịp thời điều động lực lượng lớn chưa từng có. Trong thời gian rất ngắn với hơn 300 nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ lực lượng y tế, quân đội, công an hỗ trợ các địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội. 

Đồng thời, xây dựng chiến lược và thúc đẩy ngoại giao vaccine, thành lập Quỹ vaccine phòng chống COVID-19, tích cực nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine trong nước, phát động chiến dịch tiêm chủng miễn phí toàn dân lớn nhất từ trước tới nay. 

“Từ một nước có tỷ lệ tiêm vaccine rất thấp đã vượt lên là 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới. Đến nay, tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên 1 mũi là 99,6%, 2 mũi là 90,9%; người từ 12 đến 17 tuổi 1 mũi là 85,6%, 2 mũi là 57%; đang đặt mua vaccine tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Số ca nhiễm nhập viện, chuyển nặng, tử vong đang có chiều hướng giảm”, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nêu rõ.

Cũng theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, thực hiện Kết luận của Trung ương, Chính phủ đã nghiên cứu, ban hành, triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP; việc chuyển hướng sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã phát huy hiệu quả, được nhân dân đồng tình, ủng hộ; nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế đánh giá là quyết sách quan trọng, tạo nền tảng để phục hồi, phát triển kinh tế trong Quý IV/2021 và năm 2022. 

Chính phủ đã khẩn trương trình Bộ Chính trị ban hành Kết luận về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong phòng, chống dịch, tạo sự chủ động trong huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, chăm lo sức khỏe cho người dân.

Các chủ trương, chính sách, biện pháp triển khai thời gian qua được Trung ương đánh giá là đúng đắn, kịp thời và chỉ đạo, tổ chức thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đạt được những kết quả quan trọng. Điều đó thể hiện quyết tâm cao, hành động quyết liệt, hiệu quả của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; thể hiện sức mạnh đoàn kết, truyền thống yêu nước, khát vọng vươn lên, tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc; củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; khẳng định tính ưu việt của hệ thống chính trị và bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Hội nghị Chính phủ với các địa phương

Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 5/1/2022.

Nhắc tới những chỉ đạo, điều hành trọng tâm khác để phát triển kinh tế xã hội, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho biết, Chính phủ đã chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Chú trọng phát triển văn hoá, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.  Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng.

 >>>Cơ hội phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2022

>>>Triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế như thế nào?

Đề cập nhiệm vụ năm 2022, Phó thủ tướng nêu dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.

Nhấn mạnh dịch Covid-19 có thể phức tạp, nguy hiểm hơn với sự xuất hiện của các biến chủng mới, Phó thủ tướng cho biết dù kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút.

“Việc này có thể gây nguy cơ chậm phục hồi kinh tế. Suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh một cách cơ bản để mở cửa trở lại nền kinh tế”, Phó thủ tướng dự báo.

Theo dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Chính phủ đặt mục tiêu tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, trọng tâm là triển khai Chương trình phòng chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, GDP đầu người đạt 3.900 USD.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiềm ẩn suy giảm tăng trưởng nếu không mở cửa kinh tế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711641898 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711641898 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10