Nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đối với ngành dịch vụ dành cho người cao tuổi đã tạo ra rất nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phát huy tối đa tiềm năng, vai trò, kinh nghiệm, tri thức của người cao tuổi
Báo cáo Triển vọng thị trường dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại Việt Nam, do VCCI thực hiện mới đây ước tình thị trường đầy hứa hẹn tại Việt Nam với 20 triệu "khách hàng tiềm năng" vào năm 2035.
Liên đoàn Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Tp.Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức lễ ra mắt Mạng lưới Phát triển ngành dịch vụ dành cho người cao tuổi tại Việt Nam với sự tham dự của đại diện Cơ quan quan lý Nhà nước, VCCI-HCM, UNFPA và đại diện các đơn vị cung cấp dịch vụ dành cho NCT và các đối tác có liên quan khác.
Thực tế, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh chóng ở Việt Nam do mức chết và mức sinh giảm. Năm 2020, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 8% dân số và ước tính đến năm 2036, Việt Nam sẽ chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già với 14% dân số ở độ tuổi trên 65.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ước tính có khoảng 4 triệu người cao tuổi cần được chăm sóc hàng ngày vào năm 2019 và con số này sẽ tăng lên khoảng 10 triệu người vào năm 2030.
Báo cáo Triển vọng thị trường dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại Việt Nam, do VCCI thực hiện mới đây ước tình thị trường đầy hứa hẹn tại Việt Nam với 20 triệu "khách hàng tiềm năng" vào năm 2035.
Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, Giám đốc Chi nhánh Liên đoàn Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam tại Tp.Hồ Chí Minh đã chia sẻ: “Nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đối với ngành dịch vụ dành cho người cao tuổi đã tạo ra rất nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhận thấy sự quan trọng và cần thiết của việc hình thành mạng lưới các đối tác liên quan thúc đẩy sự phát triển cho ngành dịch vụ nhiều tiềm năng này, VCCI với vai trò là tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp thực hiện chức năng xúc tiến, thương mại và đầu tư sẽ hỗ trợ mạnh mẽ và có hiệu quả cho hoạt động của mạng lưới trong thời gian tới.”
Đánh giá nghiên cứu của VCCI TP HCM cho thấy, thị trường tiềm năng này sẽ có mức tăng trưởng hàng năm lên tới 7% trong giai đoạn từ 2020 – 2027. Riêng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, dự kiến tỷ lệ này có thể lên đến 7,7%. Thậm chí có thể lên đến 14,6% trong giai đoạn từ 2018 – 2022, với tổng giá trị lên đến 2.000 tỷ USD. Đây là một thị trường rất tiềm năng và giá trị lớn.
Nói như ông Bùi Anh Trung, Giám đốc Viện dưỡng lão Bình Mỹ đánh giá, cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực dịch vụ chăm sóc người cao tuổi hiện nay đang rất nhiều.
Thứ nhất, sau dịch COVID-19, mọi vấn đề trong gia đình, vấn đề nhìn nhận về sức khỏe đều được thay đổi, đặc biệt là với người cao tuổi. Bởi họ luôn muốn làm như thế nào để bảo vệ sức khỏe tốt hơn và những người con trong gia đình cũng muốn tìm kiếm một nơi chăm sóc người cao tuổi để đảm bảo được an toàn hơn, phù hợp với việc giãn cách cũng như phong tỏa (nếu có) để phòng dịch.
Thứ hai là số lượng dân số của Việt Nam già hóa càng ngày càng nhiều, trong khi đó, thị trường các nhà dưỡng lão hiện nay đang rất ít. Do đó, cơ hội đầu tư vào việc xây dựng nhà dưỡng lão còn rất nhiều và rộng mở.
>>>Thị trường dịch vụ cho người cao tuổi Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ
>>>CEO Ngô Thùy Anh: Khởi nghiệp tạo tác động xã với mô hình ứng dụng cho người cao tuổi
Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều thách thức. Cụ thể là tỷ lệ sinh thấp, tỷ lệ sinh thấp ở quy mô gia đình nhỏ sẽ dẫn đến việc chăm sóc của người thân và con cái dành cho người cao tuổi sẽ ngày càng giảm theo thời gian. Nhiều người cao tuổi thường có xu hướng lựa chọn sống một mình, nhất là những người cao tuổi có trình độ cao.
Khi tuổi càng cao thì sự phụ thuộc về tài chính của người cao tuổi đối với con cái và người thân ngày càng lớn. Do đó, thách thức cho việc phát triển thị trường dịch vụ cho người cao tuổi là làm sao những nhà cung cấp dịch vụ này phải phát triển được các dịch vụ đủ thuyết phục được cả người cao tuổi lẫn con cháu của họ, những người chi trả cho các dịch vụ này.
Trước thực tế đó, Mạng lưới đối tác phát triển ngành dịch vụ dành cho người cao tuổi tại Việt Nam ra đời với mong muốn tạo ra diễn đàn chuyên sâu để các đối tác liên quan trao đổi, giao lưu, kết nối và tìm kiếm các cơ hội hợp tác nhằm thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của hệ sinh thái ngành dịch vụ dành cho người cao tuổi tại Việt Nam. Đây là hoạt động nhằm thực hiện các sáng kiến, kiến nghị của doanh nghiệp và các đối tác liên quan đã nêu tại Diễn đàn Cơ hội phát triển ngành dịch vụ dành cho Người cao tuổi được tổ chức tại tp HCM tháng 11 năm ngoái với mục đích triển khai các cơ hội kinh doanh cung cấp dịch vụ dành cho người cao tuổi.
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cũng đề cao ý nghĩa quan trọng của việc thành lập mạng lưới Phát triển ngành dịch vụ dành cho người cao tuổi tại Việt Nam.
“Mạng lưới phát triển ngành dịch vụ dành cho người cao tuổi được hình thành nhằm góp phần phát triển ngành dịch vụ dành cho người cao tuổi đa dạng về loại hình, quy mô, lĩnh vực hoạt động, đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng và chưa được đáp ứng của dân số cao tuổi, thúc đẩy liên kết kinh doanh và thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mạng lưới cũng sẽ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn, kỹ năng để làm việc trong ngành dịch vụ dành cho người cao tuổi. UNFPA rất vinh dự đã góp phần cho sự phát triển của Mạng lưới”, Bà Naomi Kitahara nhấn mạnh.
Mạng lưới được thành lập với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNFPA và hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Nhật Bản thông qua dự án “Giảm nhẹ tác động của Covid-19 đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương – Đảm bảo tiến độ quốc gia đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững Tại Việt Nam”
Có thể bạn quan tâm
20:20, 22/12/2021
19:10, 19/11/2021
01:00, 14/11/2021
13:38, 11/11/2021