Tiền hỗ trợ chống dịch COVID-19 của nhân viên y tế đang ở đâu?

Diendandoanhnghiep.vn Sẵn sàng lên đường chống dịch không kể ngày đêm, thế nhưng đã hơn 1 năm trôi qua, lực lượng các y, bác sĩ vẫn không thể nhận được khoản tiền hỗ trợ chống dịch theo Nghị quyết 16 của Chính phủ.

“Dài cổ” chờ tiền hỗ trợ …

Đáng nói, những ngày đại dịch COVID-19 càn quét, các y, bác sĩ là lực lượng tiên phong, căng mình chống dịch bất kể ngày đêm. Thế nhưng, mặc dù thời gian đã trôi qua hơn 1 năm, và dịch bệnh đã được khống chế, nhưng nhiều người vẫn chưa nhận được khoản tiền hỗ trợ chống dịch theo Nghị quyết 16 của Chính phủ, đang được dư luận quan tâm và đặt nhiều câu hỏi trong những ngày qua.

đã hơn 1 năm trôi qua, lực lượng các y, bác sĩ vẫn không thể nhận được khoản tiền hỗ trợ chống dịch theo Nghị quyết 16 của Chính phủ.

Đã hơn 1 năm trôi qua, thế nhưng lực lượng các y, bác sĩ vẫn chưa nhận được khoản tiền hỗ trợ chống dịch theo Nghị quyết 16 của Chính phủ.

Cụ thể, theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, dự kiến đơn vị này sẽ khen thưởng cho khoảng 40.000 nhân viên y tế, tình nguyện viên tham gia phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, cho đến nay ngành y tế thành phố vẫn chưa thể gửi giấy khen và tiền thưởng vì chưa có nguồn kinh phí để thực hiện.

Đáng chú ý, mới đây, tại buổi họp báo về phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM, bà Lê Thiện Quỳnh Như - Phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết hiện ngành y tế thành phố đang tồn tại một số vấn đề liên quan đến kinh phí khen thưởng cho người tham gia phòng chống dịch; cũng như công tác thanh quyết toán chi phí hỏa táng người bệnh tử vong do COVID-19.

Về kinh phí khen thưởng đi kèm giấy khen do Sở Y tế thành phố cấp cho nhân viên y tế và các tình nguyện viên tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM, bà Như cho biết Sở Y tế thành phố dự kiến số lượng khen thưởng khoảng 40.000 nhân viên y tế, tình nguyện viên tham gia phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố với tổng kinh phí ước khoảng 19 tỉ đồng. Sở Y tế TP.HCM đã hoàn thành danh sách nhân viên y tế nhận giấy khen.

nhân viên y tế và các tình nguyện viên tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM, bà Như cho biết Sở Y tế thành phố dự kiến số lượng khen thưởng khoảng 40.000 nhân viên y tế, tình nguyện viên tham gia phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố với tổng kinh phí ước khoảng 19 tỉ đồng. Sở Y tế TP.HCM đã hoàn thành danh sách nhân viên y tế nhận giấy khen. Tuy nhiên, “hiện Sở Y tế thành phố chưa thể gửi giấy khen và tiền thưởng đến tất cả các nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố vì chưa có nguồn kinh phí để thực hiện” - bà Như nói.

 Sở Y tế thành phố chưa thể gửi giấy khen và tiền thưởng đến tất cả các nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố vì chưa có nguồn kinh phí để thực hiện.

Tuy nhiên, “hiện Sở Y tế thành phố chưa thể gửi giấy khen và tiền thưởng đến tất cả các nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố vì chưa có nguồn kinh phí để thực hiện” - bà Như nói.

Cũng theo bà Như, về việc bổ sung đối tượng được hưởng chính sách đặc thù hỗ trợ động viện cho lực lượng tuyến đầu tham gia  phòng, chống dịch Covid-19, Phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết theo Nghị quyết số 12/2002/NQ-HĐND ngày 24-8 của Hội đồng nhân dân TP.HCM có năm nhóm đối tượng được hưởng chính sách; trong đó nhóm đối tượng là tình nguyện viên thì chỉ tình nguyện viên có chuyên môn y tế, tình nguyện viên tôn giáo chăm sóc F0, F1, tình nguyện viên lái xe vận chuyển F1, F2 theo yêu cầu cách ly tập trung thì được hưởng chính sách đặc thù.

Tuy nhiên, thực tế còn nhiều tình nguyện viên khác tham gia phòng, chống dịch tích cực, hiệu quả bằng những hoạt động thiết thực như lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc F0… thì chưa được hưởng chính sách đặc thù này - bà Như cho biết.

 >> TP.HCM sau một năm đi qua đại dịch COVID-19: Chông gai và tự hào!

Chưa có nguồn kinh phí chi trả

Do đó, theo bà Như, trước những khó khăn của ngành y tế về kinh phí phòng, chống dịch Covid-19, Sở Y tế thành phố đã họp với các cơ quan liên quan, rà soát các đối tượng để bổ sung. Hiện mới chỉ có 38 cơ quan đơn vị báo cáo. Và căn cứ từ những thực tế trên, Sở Y tế thành phố đã có kiến nghị, đề xuất với UBND TP.HCM cần bổ sung kinh phí khen thưởng đi kèm Giấy khen do Sở Y tế cấp cho nhân viên y tế và các tình nguyện viên tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, ngành y tế thành phố đề xuất xem xét, chỉ đạo các đơn vị trong việc thống kê đầy đủ và báo cáo số liệu các nhóm đối tượng đề xuất bổ sung hưởng chính sách đặc thù hỗ trợ động viên cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có giải pháp tháo gỡ - bà Như chia sẻ.

Đáng nói, vấn đề này không chỉ riêng ngành y tế TP.HCM, mà nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Nghệ An cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Ông Nguyễn Thế Tùng - Giám đốc Trung tâm Y tế TP Vinh cho biết, suốt từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát ở TP Vinh, các khoản phụ cấp chống dịch của nhân viên y tế trên địa bàn đều chưa được chi trả. Khoản tiền này khoảng 8,1 tỷ đồng.

Suốt từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát ở TP Vinh, các khoản phụ cấp chống dịch của nhân viên y tế trên địa bàn đều chưa được chi trả. Khoản tiền này khoảng 8,1 tỷ đồng.

Cụ thể, thao báo cáo của ngành Y tế tỉnh Nghệ An, theo Nghị quyết 16 của Chính phủ, với những người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; những người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc COVID-19, nghi mắc COVID-19 tại khu vực cách ly của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế; người làm công việc vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh tại khu điều trị người mắc COVID-19 sẽ được hưởng phụ cấp mức 300.000 đồng/người/ngày.

Mức hỗ trợ 200.000 đồng/người/ngày dành cho những người vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm; bảo quản tử thi người bệnh; người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, bệnh nhân; thu gom vỏ chai, lọ, hộp hóa chất; bảo vệ khu điều trị cách ly; vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh trong khu cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà và cơ sở cách ly y tế theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước; người làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường tại cơ sở y tế để phục vụ cho phòng xét nghiệm SARS-CoV-2.

Ngoài ra, còn có các mức phụ cấp thấp hơn dành cho nhiều trường hợp khác góp công phòng, chống đại dịch COVID-19. Như vậy, với các trường hợp nêu trên sẽ đều được hưởng tiền phụ cấp đối với quãng thời gian tham gia chống dịch. Tuy nhiên đến nay, khoản tiền này vẫn chỉ nằm trên giấy. Không chỉ chậm trễ mà một số nơi thủ tục để chi trả cũng còn nhiều bất cập. Cụ thể, trước đây quy định người đi tiêm vắc xin COVID-19 sẽ được trả phụ cấp 7.500 đồng/mũi. Nhưng sau đó lại quy định lại mỗi ngày không quá 150.000 đồng, đồng thời kèm theo điều kiện phải có chứng chỉ y khoa mới được chi trả.

Ông Nguyễn Thế Tùng - Giám đốc Trung tâm Y tế TP Vinh cho biết, suốt từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát ở TP Vinh, các khoản phụ cấp chống dịch của nhân viên y tế trên địa bàn đều chưa được chi trả. Khoản tiền này khoảng 8,1 tỷ đồng. Trong đó có khoảng 93 triệu đồng tiền phụ cấp chống dịch cho đoàn nhân viên y tế của Hà Tĩnh sang tăng cường cho TP Vinh hồi tháng 8/2021 đến nay cũng chưa được chi trả. “Anh em nhân viên y tế rất thất vọng. Dịch đã cơ bản được khống chế từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền phụ cấp. Trung tâm đã nhiều lần gửi văn bản lên UBND thành phố nhưng chưa nhận được phản hồi” - ông Tùng nói.

Liên quan tới nội dung trên, bà Thái Thị Thùy Giang, chuyên viên Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc TP Vinh thừa nhận, đã chậm trễ trong việc chi trả phụ cấp chống dịch theo Nghị quyết 16 của Chính phủ. “Trong năm 2021, thành phố đã chi trả được khoảng 8,2 tỷ đồng tiền phụ cấp chống dịch. Đầu năm nay, số tiền chi trả mới chỉ được khoảng 500 triệu đồng. Kinh phí phòng chống dịch quá lớn, trong khi đó ngân sách hạn hẹp, việc chi trả đã vượt quá khả năng của thành phố”, bà Giang cho hay.

Còn ông Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế Nghệ An xác nhận việc chậm trễ chi trả phụ cấp chống dịch theo Nghị quyết 16 của Chính phủ, trong đó trách nhiệm thuộc về các huyện, thành, thị. Sau khi nhận được phản ánh từ các cơ sở y tế, Sở Y tế Nghệ An cũng đã có văn bản gửi UBND TP Vinh đề nghị sớm chi trả phụ cấp chống dịch.

Như vậy, có thể thấy, mặc dù thời gian đã trôi qua hơn 1 năm, và dịch bệnh đã được khống chế, nhưng nhiều người vẫn chưa nhận được khoản tiền hỗ trợ chống dịch theo Nghị quyết 16 của Chính phủ, đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm, thế nhưng lời giải thì vẫn còn bỏ ngỏ và không biết khi nào mới có đáp án?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiền hỗ trợ chống dịch COVID-19 của nhân viên y tế đang ở đâu? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713570741 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713570741 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10