TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII - Bài 22: Đoàn kết là yếu tố sống còn của Đảng!

Diendandoanhnghiep.vn “Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII phải là một tập thể thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động…”.

Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng buổi bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương vào chiều 14/5 sau 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, đoàn kết và trách nhiệm cao.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Theo đó, những năm sắp tới, dự báo tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tạo ra cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to lớn đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách để phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Tình hình đó đòi hỏi Đảng ta, hơn bao giờ hết, phải thật sự vững vàng, giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân tin cậy, yêu mến. Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII phải là một tập thể thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động.

Có thể nói, vấn đề đoàn kết trong Đảng là nội dung không mới, nhưng lại luôn “nóng” vì nó liên quan đến sức mạnh và sự tồn vong của Đảng. Đó cũng là một nội dung lớn, xuyên suốt trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bác viết về đoàn kết ở trong Đảng, rằng: “Đoàn kết là một truyền thống cực kì quí báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Sự ví von rất nhẹ nhàng và tinh tế đó như bài học nhắc nhở mỗi tổ chức Đảng phải đặt tính đoàn kết, nhất trí lên hàng đầu, bất kỳ sự mâu thuẫn nội bộ nào cũng dẫn đến nguy cơ sụp đổ cả một hệ thống.

Bằng chứng là, mâu thuẫn nảy sinh trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, chủ nghĩa xã hội đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại thì không ai ngờ đã xuất hiện sự rạn nứt. Sự rạn nứt ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng sâu xa nhất là do sự tấn công phá hoại của các thế lực thù địch đồng thời do sự thiếu đoàn kết chặt chẽ giữa các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.

Nếu phong trào cộng sản quốc tế không kịp thời hàn gắn được những sự chia rẽ đó thì trào lưu cách mạng thế giới do Đảng Cộng sản lãnh đạo sẽ gặp khó khăn biết nhường nào? Thực tế, sự tan rã của Liên Xô, kéo theo sự đổ vỡ của một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Một lần nữa, đó là hậu quả tất yếu của qui luật chia rẽ thì thất bại, là bài học sâu sắc nhất đi vào lịch sử để chúng ta  không bao giờ đi vào vết xe đổ ấy nữa.

Chính lời huấn thị nổi tiếng của Người: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công” đã trở thành phương châm hành động của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta và thực sự đã phát huy cao nhất sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để giành thắng lợi trong mỗi thời kỳ lịch sử.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thẳng vào thực tiễn hiện nay, bên cạnh những mặt tốt theo truyền thống thì ở ta đang có những biểu hiện “lệch pha” về đoàn kết. Đó là những kiểu “đoàn kết” hình thức, một chiều theo kiểu “dĩ hòa vi quí” không dám đấu tranh với cái xấu cái sai… Hiện tượng cán bộ có chức, có quyền “chấm mút” không chỉ khiến “dân coi thường” mà còn gây nên hiện tượng phân hóa giàu-nghèo trong Đảng.

Nguy hiểm nhất là đoàn kết theo kiểu “bằng mặt mà không bằng lòng” hoặc bao che, ngụy biện khuyết điểm cho nhau, “anh không đụng đến tôi thì tôi cũng không chạm đến anh”..v..v.. Những biến dạng về sự đoàn kết nhất trí đó thực chất là sự suy thoái, biến chất rất nguy hiểm, dung dưỡng cho những thói hư tật xấu tham nhũng, tiêu cực.

Thực tiễn đó yêu cầu, khi đã là cán bộ, đảng viên thì phải thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vào Đảng không phải để làm quan, phát tài”. Những người có chức, có quyền mà chỉ lo làm giàu cho bản thân thì rất dễ “buôn ô bán lọng”, ngày nay gọi là “thị trường chạy chức, chạy quyền”. Đây là nguy cơ gây ra bất công, bất ổn xã hội, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của đất nước, của Đảng và chế độ.

Muốn vậy, phải nâng cao phẩm chất, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không chỉ để thực hiện tốt chức năng, vai trò “người lãnh đạo”, mà chính là để làm tròn bổn phận cao cả của “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý hiệu quả của Nhà nước, Chính phủ, chúng ta đã gây dựng được hình ảnh một Việt Nam ổn định, hòa bình, phát triển đang ngày càng trỗi dậy, một nhà nước Việt Nam với thể chế dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh đang ngày càng trở nên hấp dẫn đối với thế giới.

Vì vậy, chúng ta tin tưởng về một tương lai tốt đẹp đang chờ đợi  và chúng ta cũng nhận thức rằng muốn giành được một tương lai tốt đẹp đó cần phải củng cố, xây dựng và phát huy  cao hơn nữa  sức mạnh đại đoàn kết, trước hết là đoàn kết trong Đảng và Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII được kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt vai trò của mình.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII - Bài 22: Đoàn kết là yếu tố sống còn của Đảng! tại chuyên mục Chính trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713551624 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713551624 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10