[TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 8: Bầu cử phải đảm bảo dân chủ, khách quan!

Diendandoanhnghiep.vn Công tác bầu cử phải bảo đảm công bằng, dân chủ, khách quan, đúng luật định…luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo cử tri, nhân dân cả nước trước mỗi kỳ Đại hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII dự kiến sẽ được tiến hành vào tháng 1/2021

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII dự kiến sẽ được tiến hành vào tháng 1/2021

Một trong những mục tiêu quan trọng của sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Đây là kết quả của quá trình thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận của Đảng về xây dựng Nhà nước; phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước.

Để thực hiện mục tiêu đó, vấn đề cơ bản và quan trọng hàng đầu là thực hiện bầu cử dân chủ. Có như vậy, nhân dân mới có điều kiện để lựa chọn được những đại biểu xứng đáng, thay mặt mình quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Tức là, bầu cử dân chủ là tiền đề để nhân dân thực hiện ý chí của mình - điều cốt lõi trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Ý chí đó là quyền lực cơ bản của mọi quyền lực Nhà nước trong một chế độ dân chủ, như Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 khẳng định: “Ý chí của nhân dân phải là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí đó phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, được tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, hoặc bằng những thủ tục bầu cử tự do tương tự”.

Lật lại những trang sử vàng của đất nước, trong giai đoạn “ngàn cân treo sợi tóc” những năm đầu của chính quyền nhân dân non trẻ, chủ tịch Hồ Chí Minh giữa bộn bề công việc vẫn đặt lên hàng đầu công tác bầu cử, Người thiết tha kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đi bỏ phiếu.

Người giải thích rất rõ ràng để mọi người dễ hiểu, dễ nghe, nắm được tầm quan trọng của quyền bầu cử. “… Trước hết, tôi xin tóm tắt Luật bầu cử của ta thật là dân chủ. Tất cả các công dân gái cũng như trai, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, tự do lựa chọn người thay mặt mình…” – Chủ tịch Hồ Chí Minh nói.

Theo dõi diễn biến nhiều kỳ Đại hội, hẳn nhiều người nhận thấy trước ngày bầu cử, tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử đã được niêm yết ở các điểm công cộng, nhiều địa phương còn tổ chức mạn đàm, gửi tới tận hộ gia đình để cử tri nghiên cứu trước.

Ngoài ra, theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, trong khoảng thời gian 20 ngày trước ngày bầu cử, Mặt trận Tổ quốc các cấp đều đã tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc cử tri để những người ứng cử trình bày chương trình hành động, vận động bầu cử.

Dù rằng, vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm như một đại biểu Quốc hội từng nêu quan điểm rằng: “Có đại biểu chưa nói lên tiếng nói nhân dân, thiếu bản lĩnh, sợ va chạm thì làm sao xứng đáng đại biểu của dân! Đi họp mà không có ý kiến thì gây lãng phí, mất cơ hội của người khác. Do đó nên nghiên cứu chọn đại biểu thật sự có năng lực, xứng tâm, xứng tầm, tạo niềm tin cho cử tri gửi gắm”.

Có điều, thực tế minh chứng, phần lớn đại biểu là những người có đức, tài, tín nhiệm cao, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong mọi hoạt động, nhất là trong quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước.

Và những thành quả của cách mạng Việt Nam hơn 70 năm qua đã khẳng định, vai trò to lớn của Quốc hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và có được điều đó, cũng là từ kết quả của bầu cử dân chủ - dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ thực chất, tuyệt nhiên không phải là hình thức, giả hiệu.

Hơn nữa, nhân dân ta rất công tâm, việc tín nhiệm ai là do nhân dân, phải tin ở nhân dân, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, luôn tôn trọng pháp luật, không hề có sự phân biệt đối xử giữa người được giới thiệu ứng cử với người tự ứng cử, người trong Đảng và ngoài Đảng.

Người dân rất quan tâm đến đời sống chính trị của đất nước. Và điều cử tri, nhân dân mong đợi ở các đại biểu sau khi nhận được những lá phiếu tín nhiệm là phải là những việc làm thực tế, có lợi cho dân, cho nước. Vì dân chán lắm rồi một bộ phận đại biểu có những ngôn từ trau chuốt  khi phát biểu, những từ ngữ nhận xét một cách chung chung, những hứa hẹn không có cơ sở.

Năm 2020 là Đại hội Đảng các cấp cơ sở tiến tới Đại hội XIII của Đảng vào năm 2021. Nên công tác bầu cử phải bảo đảm công bằng, dân chủ, khách quan, đúng luật định trong vận động bầu cử… để chọn ra được những đại biểu xứng tầm, có tâm, luôn ý thức được trách nhiệm mà cử tri giao phó là điều rất cần thiết. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 8: Bầu cử phải đảm bảo dân chủ, khách quan! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713558343 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713558343 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10