Tiếp thị bằng trẻ em và những hệ luỵ

Diendandoanhnghiep.vn Charli D'Amelio, 17 tuổi, đã kiếm được tiền nhiều hơn các CEO của Exxon, Starbucks, McDonald's và Delta trong năm vừa qua.

>>Finfluencer - “Nghề” mới thời đại dịch

D'Amelio là một “kidfluencer” (người có sức ảnh hưởng dưới 18 tuổi có fan hâm mộ chủ yếu là trẻ em) điển hình của TikTok.

Nền tảng này không tiết lộ doanh thu quảng cáo, song năm ngoái, 133 triệu người theo dõi đã mang về cho Charli các hợp đồng quảng bá, mua sắm và một dòng sản phẩm riêng trị giá 17,5 triệu USD. Để so sánh, mức lương trung bình cho các CEO của các công ty trong danh sách S&P 500 chỉ là 13 triệu USD.

Kidfluencer đang ngày càng trẻ hóa. Ryan Kaji, 10 tuổi là ngôi sao của kênh YouTube chủ đề đồ chơi “Ryan’s World”, nơi mang về cho gia đình cậu 25 triệu USD mỗi năm. Một số kênh YouTube thậm chí còn sử dụng những em bé mới chào đời, như trường hợp của cặp song sinh 3 tuổi Taytum và Oakley Fisher, khi kênh của hai bé được cho là có thể kiếm được 300.000 USD / tháng thông qua quảng cáo và các bài đăng được tài trợ.

Khi dân số sử dụng mạng Internet ngày càng trẻ, các công ty đang đặt những người sử dụng dịch vụ trẻ em vào trung tâm của chiến lược marketing. Năm ngoái, thị trường quảng cáo kỹ thuật số dành cho trẻ em toàn cầu trị giá 1,7 tỷ USD. Mattel, Staples và Walmart đã và đang kí những hợp đồng lớn với các kidfluence Amazon, Walmart và Skechers hợp tác với Ryan để tiếp cận trẻ em trên kênh YouTube với 32 triệu người theo dõi cậu mở hộp và đánh giá đồ chơi.

 >>Startup Influencer Marketing Việt gọi vốn thành công nhắm M&A đối thủ, tăng độ phủ tại ASEAN

NHƯ VẬY LÀ:

Văn hóa kidfluencer đang làm dấy lên những lo ngại. Các nhà quảng cáo đang tìm mọi cách tiếp cận trẻ em, nhưng trẻ em thường không thể phân biệt giữa quảng cáo và nội dung có ích - đặc biệt là trên các ứng dụng xã hội.

Ngoài ra, các kidfluencer không được pháp luật bảo vệ như các diễn viên nhí. Cách tiếp thị này đang gây ra phản ứng dữ dội từ các cơ quan quản lý, những người coi nó là lừa đảo và có khả năng gây hại về mặt tâm lý. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ gần đây đã đề xuất luật để bảo vệ trẻ em khỏi hoạt động tiếp thị qua mạng xã hội.

Việt Nam cũng gặp phải những vấn đề tương tự. Đơn cử như kênh Youtube “cho trẻ em” của Thơ Nguyễn năm ngoái đã bị rất nhiều phụ huynh lẫn dư luận phê phán vì nội dung phản cảm. Tuy chưa phổ biến lắm ở Việt Nam nhưng với xu hướng sử dụng kidfluencer đang ngày càng nhiều thì có lẽ trào lưu này cũng sẽ sớm lan sang Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiếp thị bằng trẻ em và những hệ luỵ tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711700897 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711700897 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10