TikTok và WeChat sẽ là “ngòi nổ” cuộc chiến Mỹ-Trung?

Diendandoanhnghiep.vn “Cuộc thanh trừng” đối với TikTok và WeChat đang cho thấy những diễn biến đáng lo ngại nhất trong mối quan hệ địa chính trị Mỹ-Trung trong mười năm qua.

Trong thập kỷ qua, đã có một sự kế hợp hoàn hảo giữa các công ty công nghệ của Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc từng được coi là một thị trường đầy hứa hẹn cho các công ty Mỹ. Tuy nhiên giờ đây, “cuộc hôn nhân” mang đậm màu sắc chính trị ấy đã trên bờ vực của sự rạn vỡ khi tham vọng “bá chủ công nghệ” của Trung Quốc ngày càng trở nên rõ ràng.

Trong thập kỷ qua, đã có một sự kế hợp hoàn hảo giữa các công ty công nghệ của Trung Quốc và Mỹ.

Trong thập kỷ qua, đã có một sự kế hợp hoàn hảo giữa các công ty công nghệ của Trung Quốc và Mỹ.

Bên cạnh đó, phạm vi mở rộng của các quy định về an ninh mạng của chính quyền Bắc Kinh làm dấy lên lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu. Mặc dù, trong nhiều năm, dường như vẫn còn chỗ cho sự hòa giải giữa hai nước. Nhưng gần đây, mọi thứ đã trở nên “không còn lối thoát”. Đầu tiên là bối cảnh cuộc chiến thuế quan và gần đây nhất là các đòn trừng phạt của chính quyền Trump đối với Huawei, TikTok và WeChat.

Huawei dường như “hết đường sống”, WeChat đã bị Bộ Thương mại Mỹ thực thi việc đóng cửa vào cuối tuần trước, trong khi TikTok vẫn đang “lùm xùm” trong một thỏa thuận phức tạp với Oracle, Walmart.

Tất cả điều này đang nhấn mạnh sự cảnh giác của Mỹ về công nghệ Trung Quốc. Nước Mỹ và Donald Trump đã bất chợt nhận ra, TikTok không chỉ là ứng dụng tiêu dùng đầu tiên của một công ty Trung Quốc đạt được chỗ đứng lớn tại Mỹ mà còn có tác động đáng kể đến văn hóa đại chúng ở đó. Điều này gần như không thể tưởng tượng được khi cách đây 10, thậm chí 5 năm.

Một mâu thuẫn tích lũy nhiều năm

Trong một thời gian dài, Trung Quốc, với hơn 1,4 tỷ người, được coi là thị trường béo bở của nhiều công ty công nghệ nước ngoài, ngay cả khi sự kiểm duyệt của chính phủ nước này bắt đầu mở rộng. 

Năm 2003, Bộ Công an Trung Quốc khởi động “Dự án Lá chắn Vàng”, thường được gọi là Great Firewall của Trung Quốc, bộ máy kiểm soát những trang web và ứng dụng ở nước ngoài mà người dùng internet Trung Quốc có quyền truy cập. Lúc đầu, Great Firewall chủ yếu nhắm mục tiêu truy cập vào các trang web tiếng Trung có nội dung chống Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó, nó bắt đầu chặn nhiều dịch vụ hơn.

Các ứng dụng của Mỹ đã bị chặn hoàn toàn vào năm 2009

Các ứng dụng của Mỹ như là YouTube, Facebook và Twitter đã bị chặn hoàn toàn tại Trung Quốc vào năm 2009

Thời điểm này, nhiều công ty công nghệ của Mỹ vẫn muốn mở rộng sang Trung Quốc. Có lẽ nổi bật nhất trong thời kỳ đó là Google, họ đã thêm hỗ trợ tiếng Trung vào Google.com vào năm 2000.

Sau đó vào năm 2005, công ty công bố kế hoạch thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc. Năm sau, họ chính thức ra mắt Google.cn. Để làm được điều đó, Google đã đồng ý loại trừ các kết quả tìm kiếm nhạy cảm.

Tuy nhiên, mối quan hệ của Google với Trung Quốc bắt đầu xấu đi, báo trước những gì các công ty công nghệ nước ngoài khác, đặc biệt là những công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến, sẽ gặp phải sự đối phó của Bắc Kinh khi họ cố gắng thâm nhập vào Trung Quốc. 

YouTube, Facebook và Twitter đã bị chặn hoàn toàn vào năm 2009. Vào tháng 1 năm 2010, Google tuyên bố không còn kiểm duyệt nội dung ở Trung Quốc và sẽ rút khỏi quốc gia này nếu cần thiết. Họ cũng bắt đầu chuyển hướng tất cả các truy vấn tìm kiếm trên Google.cn đến Google.com.hk.

Sự phân hóa ngày càng sâu sắc

Thời điểm này, các hành động của chính quyền Trump chống lại TikTok và WeChat đang diễn ra trong bối cảnh địa chính trị ngày càng căng thẳng.

Trong nhiều tuần, Trump đã đe dọa cấm TikTok, công ty thuộc sở hữu của ByteDance của Trung Quốc, vì lý do an ninh quốc gia, trừ khi một công ty Mỹ nắm quyền kiểm soát các hoạt động của ứng dụng này tại Mỹ. TikTok có khoảng 100 triệu người dùng ở Hoa Kỳ và Trump tuyên bố ứng dụng này cho phép Bắc Kinh truy cập vào dữ liệu cá nhân của người Mỹ.

Cuối tuần qua, Trump đã chấp thuận một thỏa thuận sẽ cung cấp cho Oracle và Walmart tổng 20% cổ phần trong một công ty mới có tên TikTok Global, có trụ sở chính tại Mỹ và vận hành ứng dụng này. 4 trong số 5 thành viên hội đồng quản trị của công ty sẽ là người Mỹ.

Thỏa thuận giữa ByteDance, Oracle và Walmart vẫn còn rất nhiều vấn đề.

Thỏa thuận giữa ByteDance, Oracle và Walmart vẫn còn rất nhiều vấn đề.

Đầu tuần này, ByteDance cho biết họ sẽ giữ lại 80% cổ phần của TikTok sau khi bán 20% cho Oracle và Walmart. Tiếp đó, phó chủ tịch điều hành Oracle, Ken Glueck nói rằng Oracle và Walmart sẽ đầu tư khi thành lập một công ty mới có tên là TikTok Global. Ông nói thêm rằng ByteDance sẽ “không có quyền sở hữu trong TikTok Global”.

Điều này đang khiến giới truyền thông Bắc Kinh cực kỳ tức giận. Hai hãng truyền thông nổi tiếng của Trung Quốc đang lên tiếng chỉ trích thỏa thuận giữa ByteDance và Oracle, thỏa thuận mà họ gọi là "bẩn thỉu" và "ám muội".

China Daily viết trong một bài xã luận hôm thứ tư rằng: "Những gì Mỹ đã làm với TikTok gần giống như việc một tên xã hội đen ép buộc một thỏa thuận kinh doanh bất hợp lý và không công bằng đối với một công ty hợp pháp".

Tờ Thời báo Hoàn cầu cũng cho rằng, thương vụ “tống tiền” TikTok là một trò chơi “bẩn thỉu”, và Bắc Kinh không nên để Washington kiểm soát huyết mạch của sự phát triển công nghệ của Trung Quốc trong tương lai.

Quay trở lại thời gian trước, khi mà Huawei và ZTE lần đầu tiên được xác định là những mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia của Mỹ trong một báo cáo của Ủy ban lưỡng đảng năm 2012, nhưng các hành động pháp lý chống lại Huawei, chỉ leo thang dưới thời chính quyền Trump. Chúng bao gồm các cáo buộc hình sự chống lại Huawei của Bộ Tư pháp cùng với đó là vụ bắt giữ và cáo trạng giám đốc tài chính Meng Wanzhou.

Có thể nói, các hành động của chính quyền Trump nhân danh an ninh quốc gia không chỉ tác động đến những công ty công nghệ lớn nhất của Trung Quốc mà còn là một đòn giáng mạnh vào chính quyền Bắc Kinh. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, tất cả những động thái trên đang nhấn mạnh một trong những diễn biến đáng lo ngại nhất trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong mười năm qua.

Ngoài ra, “cuộc thanh trừng” đối với TikTok và WeChat còn hé mở một điều khác: đó là việc trao đổi ý kiến và thông tin giữa người dân ở hai trong số các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới đang ngày càng bị hạn chế do những hoàn cảnh nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Và sự xa cách về thông tin, khoảng cách có thể sẽ là nguyên nhân của những những căng thẳng địa chính trị tiếp theo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TikTok và WeChat sẽ là “ngòi nổ” cuộc chiến Mỹ-Trung? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711637397 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711637397 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10