Tìm “chất kết dính” Đồng bằng sông Cửu Long

Diendandoanhnghiep.vn Trả lời chất vấn các đại biểu tại Kì họp thứ 10 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, ĐBSCL là vùng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 về phát triển bền vững khu vực này thích ứng với biến đổi khí hậu. 

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. (Nguồn: TTXVN)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. (Nguồn: TTXVN)

Dưới sự điều phối của VCCI, Báo cáo kinh tế Thường niên đồng bằng sông Cưu Long (ĐBSCL) sắp được công bố kì vọng sẽ giúp cho các địa phương có được bức tranh toàn cảnh làm cơ sở hoạch định cho mục tiêu liên kết, hợp tác phát triển nhanh hơn, mạnh hơn thời gian tới.

Cần quy hoạch tích hợp

Theo chương trình, VCCI Cần Thơ sẽ tổ chức lễ công bố Báo cáo kinh tế Thường niên ĐBSCL. Đây là bản báo cáo thường niên lần đầu tiên được thực hiện bởi nhóm chuyên gia chính sách hàng đầu Việt Nam dưới sự chủ trì điều phối của VCCI và chịu trách nhiệm chuyên môn của Trường chính sách Công và Quản lý Fulbright- ĐH Fulbright.

Chia sẻ với DĐDN, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ khẳng định, một trụ cột không thể thiếu được trong mô hình phát triển mới của ĐBSCL là cơ chế hợp tác và điều phối vùng hiệu lực và hiệu quả thay cho cơ chế mang nặng tính hình thức như hiện nay.

Để có thể “định lượng” được những công việc cần liên kết, phân vai cho nhau thì phải có một cơ sở dữ liệu khoa học để từ đó các địa phương biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình mà đề ra kế hoạch liên kết hợp tác. Để đảm bảo hợp tác, liên kết được thực thi thì đòi hỏi cũng cần có “luật chơi” của vùng.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, biến đổi khí hậu là vấn đề có tính chất liên ngành, vượt qua phạm vi của một ngành, ranh giới hành chính của một địa phương.

Tuy nhiên, thời gian qua các chương trình dự án quy hoạch, kế hoạch, giải pháp đã và đang được thực hiện theo góc nhìn riêng rẽ của từng bộ ngành, địa phương, nên mới có câu chuyện đang tồn tại hơn 2.500 quy hoạch địa phương và 22 bản quy hoạch cấp vùng. Bên cạnh đó, các quy hoạch cấp vùng cũng được lập theo các phạm vi không gian khác nhau, gồm phạm vi toàn vùng ĐBSCL (13 tỉnh, thành phố), vùng kinh tế trọng điểm (4 tỉnh, thành phố) và vùng biển, ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan.

“Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu đòi hỏi phải xử lý các vấn đề một cách tổng thể dựa trên bản quy hoạch vùng theo hướng tích hợp”, Bộ trưởng Dũng cho biết.

Bản đồ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Bản đồ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Biến đổi khí hậu thôi thúc liên kết vùng

Đã có một thời các địa phương “đua nhau” làm khu công nghiệp, khu đô thị, xin chủ trương làm sân bay, cảng biển, xây trường đại học… với tâm lý cho “bằng chị, bằng em”. Trong sản xuất có nhiều địa phương sử dụng chung một dòng sông nhưng nơi thì từ chối dự án ô nhiễm nhưng chỗ khác thì trải thảm mời về.

Khảo sát của Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho thấy, hiện ĐBSCL có hơn 400 điểm sạt lở, 150 khu vực bồi lắng trong giai đoạn từ đầu và cuối mùa lũ với chiều dài trên 450 km.

Theo ý kiến của các chuyên gia, ĐBSCL được xem là vùng đất thiên nhiên ưu đãi. Tuy nhiên, trong điều kiện diễn biến phức tạp của thiên tai, biến đổi khí hậu thì vùng ĐBSCL được dự báo là sẽ chịu tác động nặng nề nhất, do đó ngay từ bây giờ nếu chúng ta không có giải pháp liên kết để phòng, chống thì càng về sau, điều kiện sản xuất sẽ càng khó khăn hơn.

Những thống kế từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ ra, biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn, các diễn biến gần đây vượt xa mức được ghi nhận là kỷ lục trước đó.

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân-Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, đất đai vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long được xem là tài nguyên quý giá mà ít có quốc gia nào có được. Trong điều kiện biến đổi khí hậu thì việc khai thác nguồn tài nguyên này một cách hợp lý, bền vững chính là cách giữ lấy “nồi cơm” của mình. Đề phát triển bền vững thì chúng ta phải sản xuất thuận theo quy luật tự nhiên và phải có sự liên kết phân vai vùng nào lo việc gì chứ không thể “mạnh ai nấy làm” theo kiểu cũ được.

ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ, Đoàn ĐB Hà Tĩnh:

Công tác cơ cấu vùng kinh tế chưa được triển khai một cách rõ ràng có trọng tâm, liên kết phát triển vùng còn lỏng lẻo, chưa có sự liên kết, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương. Bên cạnh đó, thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, công tác quy hoạch vùng, ngành, lĩnh vực vẫn chưa gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chủ yếu các nhiệm vụ được thực hiện lồng ghép trong các báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm hoặc 5 năm... Trong giai đoạn 2021 - 2026, Quốc hội cần có sự giám sát chặt chẽ hơn về lộ trình thực hiện cơ cấu lại ngành, vùng lãnh thổ ở các địa phương.

GS TS Tăng Đức Thắng, Viện Khoa học thuỷ lợi Việt Nam (Bộ NN&PTNT):

Với việc khai thác nước ngầm ĐBSCL quá mức, đất đai bị sụt lún nhanh hơn cùng với việc các đập thủy điện chặn nước ở đầu nguồn vào mùa khô sẽ làm xâm nhập mặn sớm và sâu hơn, đất đai vùng sinh thái ngọt vì thế ngày càng bị thu hẹp. ĐBSCL cần đưa ra các giải pháp và bước đi tổng thể từ bây giờ, trong đó quan trọng nhất là quy hoạch tổng thể và quy hoạch phòng chống ngập cho cả vùng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tìm “chất kết dính” Đồng bằng sông Cửu Long tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711727788 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711727788 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10