Tìm giải pháp phục hồi bền vững du lịch Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Theo các chuyên gia, ngành du lịch phải thích ứng với khái niệm “bình thường mới” và cần thay đổi từ xây dựng sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp.

Ngày 30/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn du lịch toàn quốc “Giải pháp phục hồi bền vững du lịch Việt Nam” theo hình thức trực tuyến. Diễn đàn nhằm đưa ra những giải pháp để nhanh chóng phục hồi và phát triển du lịch bền vững trong điều kiện “bình thường mới”.

->> CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: Mở cửa bầu trời, đưa du lịch Phú Quốc cất cánh

Theo ông Vũ Thế Bình- Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, ngành du lịch phải thích ứng, làm quen với khái niệm “bình thường mới” thì mới có thể phục hồi và phát triển. Ngành du lịch cần thay đổi từ khâu xây dựng sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam phát biểu đề dẫn tại diễn đàn.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam phát biểu đề dẫn tại diễn đàn.

Đại dịch Covid-19 đã và đang làm thay đổi toàn diện cấu trúc xã hội, sự thay đổi đó mang tính lâu dài, đưa hoạt động của toàn xã hội sang một trạng thái mới. Đối với ngành du lịch, trạng thái bình thường mới được xác định với nhiều yếu tố mới, trong đó an toàn trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong mọi hoạt động du lịch; bảo vệ môi trường trở thành các quy định bắt buộc với du lịch.

Bên cạnh đó là một số quy định mới khách cần thực hiện trước và trong khi tham gia du lịch (khai báo y tế, khai báo di chuyển, xét nghiệm y tế, phiếu tiêm vắc-xin..); phương tiện thông tin cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng… từng bước trở thành yêu cầu bắt buộc phải có khi đi du lịch.

“Đồng thời, các hoạt động chủ yếu trong du lịch như xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý kinh doanh du lịch cũng đang và sẽ tiếp tục thay đổi, bổ sung theo hướng bảo đảm an toàn và ứng dụng công nghệ. Điều này đòi hỏi toàn ngành du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch phải chuyển đổi các hoạt động quản lý và kinh doanh, góp phần khôi phục và phát triển du lịch một cách bền vững, nhanh chóng thích ứng với tình trạng bình thường mới”- ông Bình cho biết.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh phát biểu tại diễn đàn.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh phát biểu tại diễn đàn.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, thời gian tới, để nắm bắt các cơ hội phục hồi ngành du lịch nhằm đạt được kết quả như kỳ vọng, ngoài sự nỗ lực từ các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, thành phần kinh tế khác cũng cần tích cực nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp chung để cùng chung tay giải quyết, vượt qua khó khăn của đại dịch, khôi phục hoạt động du lịch theo phương châm “Du lịch an toàn, an toàn đến đâu, mở cửa đến đó, mở cửa phải an toàn” với các giải pháp và lộ trình cụ thể.

->> HỘI NGHỊ VĂN HÓA TOÀN QUỐC: Du lịch - “quyền lực mềm” của di sản văn hóa

Đối với thị trường nội địa: Trước hết mở cửa cho các hoạt động phục vụ khách nội tỉnh gắn với kiểm soát chặt chẽ quy trình phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn cho các hoạt động du lịch, đồng thời có những biện pháp xử lý sự cố y tế phát sinh. Tiến tới trao đổi khách giữa các địa phương đã kiểm soát được dịch Covid-19 và mở rộng hoạt động du lịch nội địa. Đối với thị trường quốc tế: Triển khai kế hoạch thí điểm đón khách du lịch quốc tế; từng bước mở rộng ra nhiều địa phương, điểm đến bảo đảm các phương án phòng, chống dịch, đón khách du lịch bảo đảm các tiêu chí về an toàn.

Tổng cục trưởng cũng nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số trong ngành du lịch, đặc biệt ở các lĩnh vực như: kinh doanh dịch vụ lữ hành, quản lý và kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, xúc tiến điểm đến. Các doanh nghiệp cần chủ động điều chỉnh sản phẩm, xây dựng sản phẩm mới và làm mới các sản phẩm cũ để đáp ứng các nhu cầu thay đổi của du khách trong bối cảnh sống chung an toàn với Covid-19. Phát huy vai trò của các liên minh, liên kết giữa các điểm đến, doanh nghiệp, hàng không, khách sạn... nhằm xây dựng các chương trình, gói sản phẩm du lịch an toàn, hấp dẫn; mô hình du lịch an toàn tại các địa điểm tương đối biệt lập, sử dụng dịch vụ khép kín.

Với các địa phương, điểm đến cần có chính sách, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch duy trì hoạt động, khôi phục hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó là thúc đẩy các liên kết du lịch vùng, liên kết giữa các doanh nghiệp, địa phương; tập trung các địa bàn trọng điểm và các địa phương có năng lực phát triển sản phẩm mới, cạnh tranh, hấp dẫn khách du lịch. Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí trong nước và quốc tế quảng bá hình ảnh Việt Nam an toàn và hấp dẫn.

Trong khi đó, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn đánh giá, dịch Covid-19 đã khiến ngành du lịch trải qua cuộc khủng hoảng chưa từng có. Để phục hồi du lịch, cần có cơ chế, chính sách phù hợp và chiến lược thích ứng linh hoạt.

Diễn đàn trực tuyến

Diễn đàn trực tuyến "Giải pháp phục hồi bền vững du lịch Việt Nam" với 26 đầu cầu trên cả nước.

Về giải pháp lâu dài, ông Tuấn cho rằng cần phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch đô thị, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch chăm sóc sức khỏe; thí điểm phát triển sản phẩm du lịch tới các đảo xa bờ.

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi địa phương, mỗi vùng, phù hợp với lợi thế tài nguyên du lịch, đảm bảo kết nối với hệ thống sản phẩm du lịch của vùng và quốc gia. Ưu tiên khai thác có hiệu quả các giá trị văn hoá đặc trưng, nổi trội của mỗi địa phương gắn với phát triển du lịch bền vững; chú trọng khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của từng địa phương, vùng, miền để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh.

Sản phẩm du lịch cần hướng tới yếu tố bền vững

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Đào Mạnh Lượng- Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, Chi hội trưởng Chi hội Tàu du lịch Hạ Long thông tin, đơn vị sở hữu hơn 500 tàu du lịch, 6.000 lao động, nhưng sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch, đơn vị gần như “tê liệt”. Ông đề xuất cần có thêm chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp có thể đứng vững trước đại dịch.

Trong khi đó, ông Nguyễn Công Hoan- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Flamingo Redtours cho rằng, việc xây dựng sản phẩm cần tính toán theo hướng mở, thuận lợi xử lý, điều chỉnh linh hoạt, đưa thêm những điều kiện thay đổi cho khách hàng. Sản phẩm được cá biệt hóa tới từng đối tượng khách hàng để tạo cảm giác yên tâm cho khách...

Còn theo ông Phùng Quang Thắng- Phó Chủ tịch Hội Lữ hành Việt Nam, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist, đơn vị cần tập trung xây dựng các sản phẩm bảo đảm an toàn trong dịch bệnh nhưng vẫn đủ độ hấp dẫn. Lúc này, sản phẩm du lịch cần hướng đến yếu tố bền vững, trong đó có một số loại hình sẽ lên ngôi như: Du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch miền núi… Ngoài ra, du khách sẽ có xu hướng trải nghiệm du lịch “không chạm”, hạn chế tiếp xúc.

Ông Cao Trí Dũng- Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nhấn mạnh mô hình liên kết, cạnh tranh giữa các đơn vị để chia sẻ nguồn tài nguyên du lịch. Ở khu vực miền Trung hiện nay đã xây dựng sản phẩm chung giữa Đà Nẵng - Huế - Quảng Nam, hình thành nên con đường di sản, sản phẩm du lịch biển… tăng sức hấp dẫn cho du khách.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tìm giải pháp phục hồi bền vững du lịch Việt Nam tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713999960 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713999960 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10