Tìm lợi thế cho dệt, may

Nguyễn Xuân Dương, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam 13/09/2019 11:00

Hiện nay, có nhiều nỗi lo thường trực mà ngành dệt, may đang phải đối mặt, đó là ngành may thiếu đơn hàng, giá gia công giảm sâu (chưa từng có).

Các chính sách về lao động không theo kịp nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp bị thắt chặt về giờ làm thêm (Việt Nam 300 giờ/ năm so với Trung Quốc là 600 giờ/năm; Nhật Bản là 720 g/ năm) đang khiến ngành dệt may mất đi lợi thế. 

Quy định này dẫn đến tình trạng các tổ chức lao động quốc tế ILO, Beterwok đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam không tuân thủ pháp luật của nhà nước Việt Nam nên cảnh báo khách hàng chuyển hàng đến quốc gia khác.

p/Các hiệp định thương mại đều quy định về hàng hóa dệt may Việt Nam chỉ được miễn, giảm thuế nếu có xuất xứ sợi (hoặc vải) sản xuất tại Việt Nam.

Các hiệp định thương mại đều quy định về hàng hóa dệt may Việt Nam chỉ được miễn, giảm thuế nếu có xuất xứ sợi (hoặc vải) sản xuất tại Việt Nam.

Thiếu đơn hàng

Đồng thời người lao động lại được quyền chấm dứt hợp đồng lao động trong mọi trường hợp và người chủ sử dụng lao động phải thanh toán tiền thôi việc cho họ. Điều này dẫn đến tình trạnh người lao động tổ chức nhẩy việc từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, gây xáo trộn lao động quá lớn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như doanh nghiệp dệt, may và ảnh hưởng cả uy tín quốc gia.

Mười năm trở lại đây, ngành Dệt May Việt Nam liên tục tăng trưởng với tỷ lệ bình quân là trên 15%/năm, tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Nhưng năm 2019 này, các doanh nghiệp ngành sợi, may Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức quá lớn và khó có thể tự mình vượt qua được để duy trì mức độ tăng trưởng như những năm trước...

Hiện nay, có nhiều nỗi lo thường trực mà ngành đang phải đối mặt, đó là ngành may thiếu đơn hàng, giá gia công giảm sâu (chưa từng có). Ngành sợi vừa bị giảm giá lại không bán được hàng. Bà Vũ Phương Diệp, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Damsan - doanh nghiệp chuyên sản xuất sợi cung cấp 1.400 tấn sợi cho Trung Quốc mỗi tháng từng cho biết trước đây, giá sợi 2,8 USD/kg, nay còn 2,4 USD/kg. "Giá giảm mạnh không bù được chi phí sản xuất do đối tác Trung Quốc ép giá để bớt thiệt hại từ biến động tỷ giá giữa NDT và USD. Thậm chí, không có đơn hàng nào trong tháng 9".

Còn ngành dệt thì không thể phát triển vì thiếu vốn, thiếu kỹ thuật công nghệ, thiếu điều kiện hấp dẫn để kêu gọi đầu tư từ nước ngoài...

Dệt, may khó tận dụng cơ hội giảm thuế

Thực tế, các địa phương chưa thật sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp dệt may đầu tư vào địa phương (nhất là doanh nghiệp dệt, nhuộm, hoàn tất). Họ cho rằng, các doanh nghiệp này đang làm ảnh hưởng đến môi trường, nhưng lại không thu được ngân sách (do làm xuất khẩu).

Vì thế, ngành dệt may Việt Nam đã không thể tận dụng các cơ hội về giảm thuế cho hàng dệt may xuất khẩu vào các nước, mặc dù Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại đa phương CPTPP; EVFTA... hoặc các FTA song phương như: Việt Nam - Nhật Bản; Việt Nam – Hàn quốc ... Vì hầu hết các hiệp định này đều quy định về hàng hóa dệt may Việt Nam chỉ được miễn, giảm thuế nếu có xuất xứ từ sợi (hoặc từ vải) sản xuất tại Việt Nam.

Có lẽ, sự cố gắng của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt nam lúc này chỉ là đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng hiện đại tiên tiến (4.0). Tiếp đó là câu chuyện đào tạo nâng cao tay nghề cho nguồn nhân lực để tăng năng xuất lao động. Nhưng sự cố gắng này chỉ có thể tăng năng xuất thêm từ 5 – 7%/năm. (chưa đủ bù cho việc tăng lương tối thiểu hàng năm). Còn lại những lợi thế so sánh khác doanh nghiệp dệt may đang bị mất đi so với các đối thủ cạnh tranh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tìm lợi thế cho dệt, may
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO