Tín dụng đen đã và đang làm biến tướng các giao dịch tài chính phi chính thức. Nếu không có sự phân biệt rõ bản chất của các giao dịch này, chúng ta sẽ đẩy mình đi vào các tranh biện hi thực tế.
Tín dụng đen là tín dụng phi chính thức, với hoạt động cho vay mượn lẫn nhau giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và tổ chức… không thông qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính được Nhà nước cho phép.
Nhu cầu thực tế của thị trường
Các hợp đồng vay mượn dân sự được gọi là tín dụng đen khi có dấu hiệm vi phạm pháp luật, biến tướng thành hoạt động cho vay nặng lãi, thu lợi bất chính hay thậm chí lừa đảo.
Có thể bạn quan tâm
05:25, 12/10/2018
06:30, 10/10/2018
17:10, 05/09/2018
11:17, 26/08/2018
12:31, 28/06/2017
13:42, 20/03/2016
22:49, 18/12/2015
Chúng ta biết trong cuộc sống của rất nhiều người có thu nhập từ trung lưu trở xuống, việc quản lý tài chính có thể gặp vấn đề do thiếu năng lực và kiến thức. Điều đó cũng xuất phát từ nền kinh tế dù đi vào hiện đại đã nhiều năm nhưng vẫn thiếu chú trọng về đào tạo kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Nói cách khác, ý thức giáo dục về quản lý và sử dụng tiền của người Việt rõ ràng kém hơn các công dân châu Âu. Số đông người Việt Nam không được giáo dục bài bản về chuyện đó, nên có khi phát sinh nhu cầu vay không tính toán, không dựa trên thu nhập, và có cầu thì ắt có cung.
Nếu khoanh vùng trên điểm tín dụng Bigdata, có sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động P2P, sẽ mở ra nút thắt. Và đó thách thức đối với nhà quản lý đưa thị trường tài chính thực sự hội nhập.
Theo xu hướng kinh tế thị trường hiện đại, các hiện tượng lẽ ra phát bớt dần đi, đặc biệt khi dân trí và thu nhập bình quân được tăng cao hơn. Song một thực tế khác là cung từ hệ thống ngân hàng cũng chưa thể đáp ứng được các cầu như vậy – và khó có thể đáp ứng được các cầu dưới chuẩn theo quy định của ngân hàng. Vì vậy tín dụng đen vẫn tiếp tục tồn tại.
Việc phân biệt ranh giới tín dụng đen và tín dụng phi chính thức, dù đều là loại hình cho vay phi chính thức, là cần thiết để đưa ra các quy định cấm, hay quản sao cho phù hợp. Thậm chí chúng ta nên đưa hoạt động này vào luật hóa với quy định ngày càng chặt chẽ hơn, trên cơ sở đó sẽ càng dễ quản lý và “quy” trách nhiệm quản lý hiệu quả, chính xác hơn.
Phát triển sao để tránh… ngõ cụt
Trong thời đại 4.0, sự phát triển hình thức cho vay P2P (cho vay ngang hàng) là tất yếu. P2P trên thế giới đã có từ lâu nhưng tại Việt Nam chỉ mới rầm rộ thời gian gần đây.
Vì sự mới mẻ của loại hình P2P và các khung pháp lý cũng chưa sẵn sàng tương thích với kinh doanh công nghệ mới, tương tự như nhiều doanh nghiệp vận tải taxi công nghệ, kinh doanh của các tổ chức trung gian qua ứng dụng phần mềm kết nối cung-cầu giữa người cho vay và người đi vay, vẫn đang là điều gây tranh cãi.
Không thể phủ nhận có nhiều Cty, trang web rầm rộ quảng cáo P2P đã kinh doanh trên thực tế như một hoạt động đa cấp, hút người gửi tiền (để kết nối cho vay) với lãi suất cao hơn mặt bằng ngân hàng và lại đưa ra lãi suất cho vay với người vay tiền tưởng thấp hơn tín dụng đen hay các Cty cho vay tiêu dùng, song thực tế chưa tính kèm phụ phí, đẩy lãi suất lên cao ngất. Lo ngại về P2P theo đó cũng ngày càng lan ra, và càng có lý do để lo ngại khi ở Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp P2P đã để lại hệ lụy với nền kinh tế.
Trong khi, bản chất của P2P với nền tảng Bigdata, có thể chấm điểm tín dụng của người cho vay và người vay một cách khá chính xác, để đưa ra một kết nối không hàm nghĩa cam kết bảo lãnh cho các giao dịch của 2 bên nhưng có mức độ chính xác và tương thích cao. Đây là một mô hình ứng dụng nổi bật của công nghệ 4.0 nhưng vẫn là khoảng trống với hệ thống tài chính Việt Nam, khi chưa được định danh với các quy định đầy đủ, tránh biến tướng.
Ở góc độ doanh nghiệp, sự ra đời của nhiều mô hình P2P hứa hẹn một địa chỉ “gỡ” khó vốn mới. Nhưng, cần phải xác định rằng doanh nghiệp chấp nhận vay P2P, nghĩa là doanh nghiệp chấp nhận lãi suất vay cao. Người vay qua đơn vị cho vay P2P, dù dựa trên điểm số tín dụng, vẫn có thể gánh rủi ro rất lớn do đây là giao dịch tín chấp.
Cần nhớ rằng để đi đến áp dụng cho vay tín dụng tín chấp trong hệ thống tài chính chính thống, cơ quan quản lý trước đây đã sử dụng “khoanh vùng tín dụng”, ban đầu triển khai với cán bộ của DNNN, kế tiếp là nhân viên Cty tư nhân làm ăn tốt, có Cty bảo lãnh, sau mới mở rộng dần. Việc khoanh vùng trên điểm tín dụng Bigdata, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước đối với hoạt động cho vay P2P, nếu làm được, cũng sẽ mở ra nút thắt. Và đó thách thức đối với nhà quản lý đang nỗ lực đưa thị trường tài chính thực sự hội nhập, thực sự 4.0.