Thông điệp từ những cơn “sốt” đất

Diendandoanhnghiep.vn Ở khía cạnh nào đó những cơn "sốt đất" cho thấy mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư địa phương.

"Sốt đất" chưa hẳn là hoàn toàn xấu

Từ dạo cuối năm 2020 đến nay, thị trường bất động sản Quảng Trị trở nên sôi động lạ thường. Ở đâu cũng nghe bàn đến chuyện bán đất, rồi cả những “tấm gương điển hình” kiếm được hàng trăm, hàng tỷ đồng từ việc bán mảnh đất vườn được kể đi kể lại rất hấp dẫn.

Người nông thôn thu nhập thấp, nghe đến tiền trăm, tiền tỷ là nhìn thấy cơ hội đổi đời, xén một ít mảnh đất mình đang sống đổi lại là một gia tài lớn nằm mơ cũng khó thấy. Đó là động lực tâm lý sâu thẳm kết hợp với “cò” đất tạo nên cơn “sốt”.

Tại Quảng Trị, đây là một trong những lần hiếm hoi đất tăng giá phi mã, nguyên nhân trực tiếp đến từ các đại dự án như sân bay, khu kinh tế Đông Nam, mở rộng Quốc lộ 9, cao tốc Cam Lộ - La Sơn…

Nếu nhìn bằng lăng kính tích cực, giá đất tăng cao chứng tỏ uy tín của thương hiệu địa phương được cải thiện trong mắt các nhà đầu tư. Đây là thành quả sau nhiều năm nỗ lực mời gọi, “trải thảm đỏ” thu hút dự án của lãnh đạo tỉnh nhà.

Như một quy luật tất yếu, phát triển công nghiệp sẽ kéo theo sự thay đổi về kết cấu dân cư, nhân khẩu học; thay đổi tính chất ngành nghề ở địa phương. Những khu vực trước đây hẻo lánh vì chưa có hạ tầng giao thông nay được khai thoáng nên giá đất nền nhảy vọt là điều dễ hiểu.

Hơn nữa, khi số lượng hàng hóa (đất đai) không thay đổi nhưng nhu cầu sử dụng không chịu dừng lại do dân số tăng tất yếu sẽ dẫn đến khan hiếm, cộng với lộ trình đô thị hóa, về lâu dài quỹ đất bị thu hẹp.

Kinh tế thị trường chấp nhận cơ chế “đầu cơ - đầu tư” như một hệ lụy không thể tránh khỏi. Đặc biệt với đất đai, để sinh lợi nhanh chóng buộc nhà đầu cơ tìm mọi cách “thổi” giá sau đó “thoát hàng”, gọi là “lướt sóng”.

Trong cuộc chơi này ai là bên thiệt hại? Là người đến sau, kém thức thời, “ôm bom” không giải phóng kịp dễ bị chết chùm. Còn với người dân, suy cho cùng họ chẳng mất gì - nếu không muốn nói là được lợi từ thương vụ bán ra đầu tiên.

Nhiều người cho rằng, sẽ mất đất - đất không mất đi đâu cả. Bản thân thị trường sẽ có những cú trừng phạt khi các quy luật khách quan bị “vặn” trái, tất cả hậu quả đổ lên nhà đầu tư/đầu cơ.

Sân bay Quảng Trị góp phần khiến đất lên giá

Sân bay Quảng Trị góp phần khiến đất lên giá

Như thời điểm 2008 - 2010, khi bất động sản “đóng băng” quy mô lớn, dòng vốn bị mắc kẹt, nhà nước đổ tiền giải cứu - giả sử để thị trường tự giải quyết, nhóm thiệt hại lớn nhất là các doanh nghiệp bất động sản, địa ốc. Suy cho cùng, ăn được thì chịu được!

Tuy nhiên, bất kỳ cơn “sốt” hàng hóa nào cũng phản ánh sự méo mó của thị trường, đó là hệ quả của tình trạng đầu cơ tràn lan, thao túng giá cả, giá trị của hàng hóa đất đai.        

Khi Luật đất đai cho phép chuyển nhượng tức là ngầm thừa nhận nó là một loại hàng hóa - hàng đặc biệt, là tài sản bất động, không bị mất đi, không thể sinh ra trong quá trình trao đổi, trên đó chỉ diễn ra cuộc đua về giá cả, ai thức thời người đó kiếm được.

Đây là đặc điểm quan trọng để Nhà nước ban hành chính sách “điểm huyệt”, một mặt thu được thuế, mặt khác - gián tiếp làm chùn tay thương lái. Ví dụ, có thể đánh thuế tăng dần theo lần chuyển nhượng, tức là càng chuyển nhượng càng bị áp mức thuế cao hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thông điệp từ những cơn “sốt” đất tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714055920 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714055920 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10