Người dân ra đường ăn mừng chiến thắng của U23 Việt Nam; Thị trường ô tô “ngấm đòn” Nghị định 116; Vì sao Hà Nội khan hiếm “đất sạch”?; Doanh nghiệp "gánh" hệ lụy từ vụ tôm chết đồng loạt tại Phú Yên; “Soi” hai doanh nghiệp lên HOSE trong tuần này; Động thái mới của Tổng thống Trump với châu Á... là thông tin NÓNG trên enternews.vn trong ngày 23/1.
1. Ông Đoàn Ngọc Hải kiên quyết “cởi áo về vườn”
Thành ủy TPHCM đã gặp ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND quận 1 để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời động viên ông Hải rút đơn, tiếp tục công tác nhưng ông Hải vẫn kiên quyết xin từ chức.
=>> Xem chi tiết tại đây.
2. Đại diện Bộ Tư pháp: Hối lộ tình dục được xem là "hối lộ phi vật chất"
Chiều 23/1, tại cuộc họp báo của Bộ Tư pháp, trả lời câu hỏi của báo chí về việc hối lộ tình dục có được xem là một dạng hối lộ phi vật chất quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng hay không, ông Trần Văn Dũng, Phó cục trưởng Cục Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp cho rằng pháp luật quy định tham nhũng có thể là tham nhũng vật chất và tham nhũng phi vật chất.
Theo đại diện Bộ Tư pháp, hối lộ tình dục có thể xem là một dạng của hối lộ phi vật chất nếu người đi hối lộ có thể “sai khiến” được người nhận hối lộ.
=>> Xem chi tiết tại đây.
Sau chiến thắng lịch sử của U23 Việt Nam, người dân cả nước đã đổ ra đường ăn mừng.
Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã ghi lại một số hình ảnh tại Hà Nội trong tối 23/1, ngay sau khi U23 Việt Nam xuất sắc vượt qua Qatar 4-3 sau loạt đá luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút) để giành quyền vào chung kết.
=>> Xem chi tiết tại đây.
4. Thị trường ô tô “ngấm đòn” Nghị định 116
Tuy mới chỉ trải qua hơn nửa tháng đầu năm 2018 nhưng con số 6 chiếc xe du lịch được thông quan trên cả nước đã cho thấy thị trường ô tô Việt Nam đang phải chịu ảnh hưởng lớn từ Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
=>> Xem chi tiết tại đây.
5. Ô nhiễm nước sinh hoạt chung cư tại Hà Nội: Sở Y tế vào cuộc!
Trước những phản ánh của người dân về chất lượng nước sinh hoạt một số tòa nhà chung cư ở Hà Nội, Sở Y tế cho biết, năm 2018, Sở này đặt mục tiêu kiểm tra 100% bể nước sinh hoạt nhà chung cư trên địa bàn.
=>> Xem chi tiết tại đây.
6. Vì sao Hà Nội khan hiếm “đất sạch”?
Quỹ đất sạch ở Hà Nội hiện còn rất khiêm tốn so với nhu cầu của xã hội. Lý do trước tiên là cơ chế, nhất là cơ chế về tài chính chưa tạo được sự chủ động cho đơn vị thực hiện có nguồn tiền để chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định.
Hàng năm, Thành phố mới dành khoảng trên dưới 1 ngàn tỷ đồng để Quỹ Đầu tư phát triển quản lý và ứng vốn cho các hoạt động GPMB và gần 700 tỷ để xây dựng hạ tầng thuật khu đất giá; các huyện huy động khoảng vài trăm ngàn tỷ đồng cho hoạt động này; so với nhu cầu, mới đáp ứng được khoảng trên dưới 40% nhu cầu vốn.
Thứ hai là tổ chức và đội ngũ thực hiện công tác này chưa phù hợp và chưa bắt kịp với đòi hỏi của nhiệm vụ.
Thứ ba là sự trồi sụt của thị trường bất động sản cũng khiến nhiều địa phương chưa thật sự quyết liệt trong việc chỉ đạo thực hiện thu hồi đất tạo quỹ đất sạch, mà chủ yếu tập trung giải quyết các nội dung liên quan đến các nhiệm vụ dân sinh xã hội cấp bách hoặc giải quyết theo đề xuất sử dụng đất của nhà đầu tư.
=>> Xem chi tiết tại đây.
7. Giới đầu tư Nhật Bản “đổ bộ” vào bất động sản Đà Nẵng
Làn sóng nhà đầu tư đến từ đất nước mặt trời mọc đang lớn dần tại Đà Nẵng khi ngày càng nhiều dự án mang dấu ấn Nhật Bản mọc lên tại TP biển xinh đẹp này.
=>> Xem chi tiết tại đây.
8. Doanh nghiệp "gánh" hệ lụy từ vụ tôm chết đồng loạt tại Phú Yên
Mặc dù đã hoạt động trở lại sau hơn 3 tháng phải tạm dừng để phục vụ cho công tác thanh tra kiểm tra kể từ khi vụ tôm chết đồng loạt hồi tháng 5/2017 tại Phú Yên, nhưng đằng sau vụ tôm chết đó đang để lại những hệ lụy vô cùng lớn khiến doanh nghiệp phải làm đơn kêu cứu tới nhiều cơ quan chức năng với hy vọng được hỗ trợ.
=>> Xem chi tiết tại đây.
9. Vốn FDI từ Mỹ đợi chảy vào da giày
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào ngành da giày dù giảm tốc trong năm 2017, song được kỳ vọng sẽ nhộn nhịp trở lại trong năm nay, với sự xuất hiện của nhà đầu tư lớn đến từ Mỹ.
=>> Xem chi tiết tại đây.
10. Vì sao Đại gia Thái muốn nắm trọn tổ hợp hóa dầu 5 tỷ USD?
Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn SCG (Thái Lan) đã có thư gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong đó đề nghị được mua lại toàn bộ 29% vốn của PVN tại Tổ hợp hóa dầu Long Sơn, kèm theo một số điều kiện để triển khai dự án này. Như vậy, nếu đề nghị này được chấp thuận, đại gia Thái sẽ sở hữu 100% dự án hóa dầu trị giá trên 5 tỷ USD này.
=>> Xem chi tiết tại đây.
11. “Soi” hai doanh nghiệp lên HOSE trong tuần này
Tuần này (22-26/1), chỉ có hai doanh nghiệp sẽ niêm yết trên HOSE đó là CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (mã: VPD) và CTCP Đầu tư và Sản xuất Petro Miền Trung (mã PMG).
=>> Xem chi tiết tại đây.
12. HOSE đang khắc phục sự cố trên sàn như thế nào?
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM đang tích cực khắc phục sự cố trên sàn và theo quy định, giá đóng cửa ngày 22/1 là giá khớp lệnh cuối cùng trong ngày.
=>> Xem chi tiết tại đây.
13. Pháp sẽ rời khỏi EU?
Mới đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, Pháp đã bỏ phiếu lấy ý kiến người dân về việc Pháp có nên rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) như Anh hay không?
=>> Xem chi tiết tại đây.
14. Động thái mới của Tổng thống Trump với châu Á
Tổng thống Donald Trump đã quyết định áp dụng mức thuế mới đối với các tấm pin mặt trời và máy giặt nhập khẩu từ châu Á. Đây là động thái đầu tiên của ông Trump sau nhiều lần đe doạ sẽ chấm dứt những gì được coi là không công bằng.
=>> Xem chi tiết tại đây.
15. Ấn Độ và Hàn Quốc sẽ đánh thuế giao dịch tiền ảo?
Tuy có các dự định quản lý khác nhau, nhưng những động thái mới đây của Ấn Độ và Hàn Quốc đã thể hiện rõ ràng sự hành động của các quốc gia này trước cơn sốt tiền ảo nhằm đưa các đồng tiền ảo vào tầm kiểm soát.
=>> Xem chi tiết tại đây.