TP HCM: "Nóng" phí tạm dừng đỗ xe ô tô; Đề xuất BRT "chung làn" với phương tiện khác; Parkson và kết cục buồn; Kiên quyết không dùng ngân sách để cứu các dự án thua lỗ; Cơ hội đầu tư cổ phiếu dầu khí... là tin NÓNG trên Enternews trong ngày 27/2.
1. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Quy hoạch báo chí để phát triển, không để dẹp cái này, bỏ cái kia
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, báo chí là kênh tư vấn cho Chính phủ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội thời gian qua. Việc quy hoạch báo chí thời gian tới là cần thiết để phát triển và Đề án quy hoạch sẽ được thực hiện ngay từ tháng 3 tới đây.
=>> Xem chi tiết tại đây.
2. TP HCM: "Nóng" phí tạm dừng đỗ xe ô tô
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM vừa hoàn chỉnh đề án thu phí tạm dừng đỗ xe ô tô dưới lòng đường, vỉa hè. Theo đó, mức phí mới đề xuất không chỉ tăng mà cách tính cũng khác. Đó là tính theo giờ thay vì theo lượt ngày và đêm như trước đây.
Đây được coi là chủ trương của TP HCM nhằm giảm ô tô cá nhân. Tuy nhiên đề án này cũng đang tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
=>> Xem chi tiết tại đây.
3. Đà Nẵng: Hàng trăm người dân bao vây nhà máy thép phản đối ô nhiễm
Hàng trăm người dân bao vây nhà máy Thép Dana Ý (Đà Nẵng) để phản đối việc nhà máy gây ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống của họ và yêu cầu chính quyền Đà Nẵng sớm có biện pháp giải quyết tình trạng này.
=>> Xem chi tiết tại đây.
4. Đề xuất BRT "chung làn" với phương tiện khác: Thất bại ban đầu?
Việc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) đề xuất thành phố Hà Nội cho phép xe buýt thường và các phương tiện khác dùng chung làn với xe BRT có phải thất bại ban đầu của loại hình buýt nhanh tại Hà Nội?
=>> Xem chi tiết tại đây.
5. Làm rõ đầu mối xăng dầu hưởng lợi hơn 3.300 tỷ đồng
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương làm rõ phản ánh việc áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường từ các thị trường khác MFN (20%) trong điều hành xăng dầu là không phù hợp với thực tế phát sinh tại các đầu mối nhập khẩu.
=>> Xem chi tiết tại đây.
6. Parkson và kết cục buồn của "đại gia" kinh doanh trung tâm thương mại
Sau một thời gian dài hoạt động cầm chừng, Trung tâm thương mại Parkon Lê Đại Hành, quận 11, TP HCM đã chính thức đóng cửa. Đây được coi là kết cục buồn của một "đại gia" không bắt kịp... xu thế.
=>> Xem chi tiết tại đây.
7. Dùng robot làm nhân viên, Bách Hóa Xanh “nhăm nhe” ngôi vị dẫn đầu chuỗi siêu thị mini?
Được đánh giá sẽ là “con át chủ bài” mới, chuỗi Bách hóa Xanh đã và đang được Thế Giới di động đầu tư mạnh mẽ. Thế Giới di động cũng đã có kế hoạch mở thêm cửa hàng Bách hóa Xanh, phủ sóng chuỗi này trên toàn quốc vào khoảng đầu hoặc giữa năm 2018.
Đặc biệt, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế Giới di động cho biết, trong năm 2018, Thế Giới di động hy vọng sẽ có một hệ thống giữ xe tự động tại các siêu thị Bách Hoá Xanh của họ. Ông cho biết việc nghiên cứu và phát triển đã được thực hiện, sản phẩm mẫu đã được sản xuất vận hành thử.
=>> Xem chi tiếttại đây.
8. Bất động sản nghỉ dưỡng: Nhà đầu tư đang "đổi vị"
Khi condotel không còn là kênh đầu tư được ưa chuộng thì dòng tiền đầu tư có xu hướng đổ vào các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng mới.
=>> Xem chi tiết tại đây.
9. Ban quản lý dự án Imperia Garden: “Sẵn sàng minh bạch tài chính với cư dân"
Hai ngày qua trên một số trang mạng xã hội đã phát tán thông tin liên quan đến khúc mắc giữa chủ đầu tư và cư dân tại dự án Imperia Garden (203 Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội).
Một số cư dân sống tại Imperia Garden cho biết đã bị chủ đầu tư HBI-MIK cắt nước, bức xúc lên đến đỉnh điểm, nhiều cư dân đã xuống đường căng băng rôn phản đối, thậm chí mang xô, chậu xuống sảnh chính để gội đầu, sinh hoạt cá nhân.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Ban quản lý cho biết: “Chúng tôi sẵn sàng minh bạch thông tin tài chính và cấu phí với toàn thể cư dân tại Hội nghị nhà chung cư lần đầu hoặc khi có ban đại diện/ban quản trị lâm thời đại diện hợp pháp cho cư dân”.
=>> Xem chi tiếttại đây.
10. Kiên quyết không dùng ngân sách để cứu các dự án thua lỗ
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định nguồn lực từ ngân sách, tín dụng Nhà nước sẽ không đủ để cứu 13 đại dự án, nhà máy thua lỗ, yếu kém.
=>> Xem chi tiết tại đây.
11. Những chính sách có hiệu lực từ tháng 3/2018
Có nhiều chính sách mới có hiệu lực bắt đầu từ tháng 3/2018. Diễn Đàn Doanh Nghiệp xin giới thiệu những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2018.
=>> Xem chi tiết tại đây.
12. VOF của VinaCapital rót 32,5 triệu USD vào CTCP Ba Huân
VOF (VinaCapital Vietnam Opportunity Fund) quỹ đầu tư thuộc VinaCapital vừa chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Ba Huân - doanh nghiệp hàng đầu với thương hiệu quen thuộc "Trứng gà Ba Huân", sau khi quyết định đầu tư tới 32, 5 triệu USD.
=>> Xem chi tiết tại đây.
13. Mirae Asset thành lập quỹ đầu tư tại Việt Nam
Công ty Quản lý tài sản Mirae Asset Global Investments sẽ phối hợp với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thành lập một công ty quản lý tài sản đầu tiên của Hàn Quốc tại Việt Nam.
=>> Xem chi tiết tại đây.
14. Sự phục hồi của “vàng đen” và cơ hội đầu tư cổ phiếu dầu khí
Việc thoái vốn của PVN sẽ được đẩy mạnh trong năm 2018, với một số tên tuổi đáng chú ý sẽ IPO sẽ là yếu tố thúc đẩy khả năng tăng giá cho nhóm dầu khí, đặc biệt là các doanh nghiệp trụ cột của PVN.
=>> Xem chi tiết tại đây.
15. Cổ phiếu Lọc dầu Dung Quất “thượng đài” UpCoM
Gần 242 triệu đơn vị cổ phiếu của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) sẽ chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch UpCoM (Hà Nội) vào ngày 1/3/2018. Giá tham chiếu trong ngày đầu tiên là 22.400 đồng/cổ phiếu.
=>> Xem chi tiết tại đây.
16. Cảm ơn những “người mẹ hiền”!
Ngày 27/2 là dịp để mọi người dân Việt Nam thể hiện lòng kính trọng và sự biết ơn của mình đến các y – bác sĩ, những người một lòng tận tâm cống hiến không quản hi sinh vì sự nghiệp sức khỏe của cộng đồng.
=>> Xem chi tiết tại đây.
17. Khả năng FED tăng lãi suất trong tháng 3
Goldman Sachs khẳng định gần như chắc chắn rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất cơ bản trong cuộc họp ngày 21/3 sắp tới.
=>> Xem chi tiết tại đây.
18. Trung Quốc sẽ mạnh tay với các tập đoàn tài chính
Việc chính phủ Trung Quốc tiếp quản Tập đoàn Anbang Insurance cho thấy, Chủ tịch Tập Cận Bình đã và đang chỉ đạo đẩy mạnh việc rà soát lại các tập đoàn tài chính để góp phần giảm thiểu thiệt hại cho các chủ nợ và nhà đầu tư.
=>> Xem chi tiết tại đây.