Tinh giản biên chế: Khó đến bao giờ?

Diendandoanhnghiep.vn Các Bộ ngành, địa phương mới chủ yếu vận động người sắp đến tuổi nghỉ hưu về sớm. Tinh giản biên chế là phải loại được cán bộ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, đến cơ quan chỉ uống nước, đọc báo”.

“Hơn 40.000 người được tinh giản biên chế trong hơn 3 năm qua, trong đó 86% là về hưu trước tuổi”. Đó là con số từ Báo cáo của ông Tạ Ngọc Hải – Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) tại Diễn đàn Khoa học “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết Số 39-NQ/TW”.

Con số này tuy không mang lại sự bất ngờ cho dư luận, nhưng một lần nữa cho thấy “chiến dịch” tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy hành chính gặp khó khăn đến nhường nào.

Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công-viên chức là chủ trương đúng đắn nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công-viên chức. Thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương..v..v.

Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy nhất là tinh giản biên chế vẫn chủ yếu áp dụng đối với đối tượng nghỉ hưu trước tuổi (theo con số của ông Tạ Ngọc Hải đưa ra là chiếm 86%) chứ chưa chú trọng cơ cấu lại đội ngũ công-viên chức theo đề án vị trí việc làm. Trong khi rất nhiều người quan tâm đến con số mà dư luận lẫn truyền thông hay nói “Có đến 30% cán bộ công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.

Con số này thực chất đúng sai thế nào chúng ta chưa trả lời được. Rõ ràng, đối tượng này cần cố gắng xử lý như thế nào, còn nếu để dựa vào nhà nước thì làm sao đất nước phát triển được khi ngân sách phải hàng nghìn tỷ mỗi năm để nuôi lực lượng này?

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng nhận định: “Các Bộ ngành, địa phương mới chủ yếu vận động người sắp đến tuổi nghỉ hưu về sớm. Tinh giản biên chế là phải loại được cán bộ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, đến cơ quan chỉ uống nước, đọc báo”.

Đã có rất nhiều nguyên nhân được chỉ ra như: Tình trạng phụ thuộc nguồn ngân sách bổ sung từ Trung ương; Khâu đánh giá cán bộ còn yếu, khó chỉ ra cho được ai là người “2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ” nên rất ít người thuộc đối tượng tinh giản biên chế; Chế độ, chính sách đối với những người nghỉ việc thuộc diện tinh giản biên chế chưa phù hợp..v..v. Đáng chú ý nhất vẫn là rào cản về tâm lý, đặc biệt là tình trạng thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh, ngại va chạm.

Theo đánh giá chung, hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phương trong cả nước đều tồn tại tình trạng có một số cán bộ, công-viên chức “ngồi chơi, xơi nước”, không đảm đương được công việc theo vị trí công tác, nhưng vẫn trong biên chế, không thể tinh giản được một phần do sự thiếu kiên quyết của người đứng đầu.

Dù cho Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế đã quy định người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền. Nguy hiểm hơn, còn tồn tại tình trạng lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương lợi dụng thực hiện chủ trương tinh giản biên chế để “chèn ép”, loại ra khỏi tổ chức những cá nhân không thuộc “nhóm ủng hộ” mình trong cơ quan.

Đó là chưa nói đến chuyện giảm không kịp, mà xin thêm biên chế vẫn cứ xin. Các ngành, lĩnh vực xin tăng biên chế như: Thanh tra xây dựng, Thanh tra giao thông, Quản lý thị trường, Kiểm lâm... Rồi các tổ chức trong các Bộ, ngành cũng rất phức tạp với rất nhiều tổ chức “con” như Viện, Đơn vị sự nghiệp có thu... Trên thực tế, nhiều Bộ ngành, Cơ quan đơn vị vẫn tìm cách phình to bộ máy, tạo thêm áp lực cho ngân sách nhà nước...

Theo đó, nếu không kiên quyết về mặt biên chế thì cũng chỉ là chuyển người này ở vị trí này sang vị trí kia, giảm chỗ này nhưng lại phình ra chỗ khác, chưa đáp ứng được mong muốn từ nay đến 2021 phải giảm 10%. Trong khi đó, chúng ta vẫn phải tuyển dụng mới để cán bộ trẻ, cán bộ được đào tạo bài bản được bổ sung vào bộ máy. Vì thế, không biết đến năm 2021 nếu giảm được 10% thì số lượng biên chế tăng thêm sẽ là bao nhiêu, khi đó bộ máy có tinh gọn?

Chắc có lẽ, cơ quan nhà nước được người ta xem như chùm khế ngọt, dù có không làm được việc nhưng hết tháng vẫn được lĩnh lương nên “chiến dịch” tinh giản biên chế thật sự khó khăn và không biết khó đến bao giờ?!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tinh giản biên chế: Khó đến bao giờ? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713576913 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713576913 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10