Tính tương tác của báo chí: Chỉ 1% trở thành người dẫn dắt xu hướng

Diendandoanhnghiep.vn Các tập đoàn truyền thông có chức năng kết nối các thương hiệu trong và ngoài nước với cộng đồng “creator” VN bằng cách cung cấp ý tưởng, định hướng video độc đáo để giúp phát triển các kênh của họ.

Tuy nhiên, với rất nhiều người làm trong lĩnh vực “sản xuất nội dung” thì những công ty tư vấn hay sản xuất như các tập đoàn truyền thông mang lại cho họ những cơ hội và kết quả không ngờ. Đó là những người xuất thân từ mọi ngành nghề, chuyên môn dù là đã có đam mê, kế hoạch, định hướng rõ ràng hay chỉ tình cờ sáng tạo nội dung mà “bỗng dưng nổi tiếng” rất dễ dàng trong thời đại công nghiệp 4.0

p/Với rất nhiều người làm trong lĩnh vực “sản xuất nội dung” thì những công ty tư vấn hay sản xuất như các tập đoàn truyền thông mang lại cho họ những cơ hội và kết quả không ngờ

Với rất nhiều người làm trong lĩnh vực “sản xuất nội dung” thì những công ty tư vấn hay sản xuất như các tập đoàn truyền thông mang lại cho họ những cơ hội và kết quả không ngờ

Quy luật 90-9-1

Kỳ thực để sáng tạo ra một sản phẩm và định hướng sản phẩm đó theo một xu hướng nhất định là vô cùng khó, đó là một thử thách rất lớn đối với các Creator.

Theo một chuyên gia Marketing hàng đầu của Việt Nam thì để trở thành một Creator chuyên nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0 thì chỉ có 1% và LUẬT 1% TRÊN INTERNET (Hay còn gọi là Quy luật 90-9-1 của Internet nói chung và truyền thông xã hội nói riêng).

Luật 90/9/1 Được biết đến như một “luật” truyền miệng trong giới Marketing & Creator, 90/9/1 khá phổ biến trong những người làm marketing – nhất là truyền thông xã hội. Nội dung căn bản của “luật” này rất đơn giản: 90% người dùng Internet hay mạng xã hội chỉ là người sử dụng thụ động. Họ đơn thuần chỉ xem, ngó qua ngó lại và thậm chí không thèm động tay “Like” một cái khi thấy một nội dung nào đó hay ho.

Thuật ngữ tiếng Anh còn có một từ chỉ cộng đồng ngó nghiêng này là Lurke, và 9% Lurker là những người tham gia vào quá trình tạo ra nội dung, chia sẻ và tương tác với chúng. Đám đông này hoạt động tương đối tích cực và hiệu quả. Và thực ra, chỉ có chừng 1% số người dùng thực sự là những người có thông tin, có sáng tạo ra nội dung. 1% này cũng là những người tích cực nhất trong mọi hoạt động; nhất là chủ động tạo ra nội dung và dẫn dắt các xu hướng.

Khi “content” luôn là vấn đề sống còn của bất kỳ một “creator” nào thì sự hỗ trợ của các tập đoàn truyền thông và hệ thống (Multi – Platform – Network) nói chung ở Việt Nam vẫn đang dừng lại ở việc hỗ trợ kỹ thuật và bảo vệ kênh trong hệ thống. Việc định hướng về nội dung và hỗ trợ cho việc sáng tạo nội dung cho kênh đặc biệt là các kênh đặc thù như công nghệ thông tin vẫn là câu hỏi mà các “creator” mong muốn được giải đáp mà chưa có câu trả lời “thỏa đáng”.

Luật An ninh mạng có ảnh hưởng tới Creator?

Gần đây khi Luật An Ninh mạng được thông qua, các Creator Việt Nam cũng gặp phải một số vấn đề. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp, cá nhân có nguồn thu nhập từ các kênh tìm kiếm lớn toàn cầu là chính. Mặc dù điều luật có tính bảo vệ dân quyền nhưng nó sẽ tác động không nhỏ đến nền kinh tế, xã hội.

Điều đáng nói nhất, việc ảnh hưởng có thể làm hạn hẹp cơ hội kinh doanh của một khu vực doanh nghiệp và phần nào giảm sút sự sáng tạo một số các Creator Việt Nam.

Cơ hội kinh doanh cho các Creator Việt Nam sẽ khó khăn hơn khi các cá nhân bị yêu cầu phải có đủ năng lực và giấy phép. Dưới góc độ của cá nhân phải chi tiết như những tổ chức và cơ quan dùng dịch vụ sẽ tạo thêm gánh nặng chi phí. Khi Luật An ninh mạng thực thi, các doanh nghiệp hay Creator có thể mất đi nguồn thu chính từ những kênh tìm kiếm lớn nhất trên toàn thế giới.

Tuy nhiên cho dù thế nào thì cộng đồng Creator Việt Nam cũng sẽ có những thay đổi để thích nghi, bạn cũng có thể là 1 creator dễ chịu nếu bạn cứ viết về những gì mình thực sự thích, mình hiểu, kể cả những chuyện chim hoa, cá cảnh... Ai cũng thành Creator được, hãy viết về những gì mình thích.

Ông Lê Quang Tự Do - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông): Báo chí phải tăng tính tương tác

Không thể nào đi ngược lại xu thế của thời đại là ngăn chặn mạng xã hội (MXH) để chỉ còn báo chí độc quyền. MXH là thành tựu, tiến bộ của con người trong việc tạo ra các công cụ tiếp cận thông tin nên các cơ quan báo chí phải hiểu điều đó để có được sự thay đổi thích ứng với tình hình mới. Đơn cử như lập fanpage, tăng cường chia sẻ thông tin thông qua Facebook; tăng tính tương tác để nắm bắt nhu cầu thực sự của độc giả… Bên cạnh đó, sử dụng MXH như “cánh tay nối dài” hay “con dao hai lưỡi” đòi hỏi sự nỗ lực lớn của cả Hiệp hội ngành nghề, các cơ quan báo chí và nhà báo”.

Ông Trần Bá Dung – Trưởng Ban Nghiệp vụ (Hội Nhà báo Việt Nam): Thách thức song hành cho người làm báo

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) tạo ra môi trường thuận lợi cho các kỹ năng làm báo được phát huy. Trên nền tảng internet, tính chất CMCN 4.0 là sự kết nối rộng rãi, phong phú, kể cả kết nối thực với ảo; sử dụng trí tuệ thông minh. Cùng với những thuận lợi, thách thức cũng đến bởi đòi hỏi nhà báo phải tự thích ứng với môi trường đa phương tiện, đa dạng phương thức biểu đạt. Đặc biệt, tính tương tác với công chúng đòi hỏi người làm báo phải nhanh nhạy hơn, hiểu biết rộng rãi và kiến thức phong phú hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tính tương tác của báo chí: Chỉ 1% trở thành người dẫn dắt xu hướng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711722954 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711722954 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10