“Toàn cầu hóa lần 2” phải cần 1 điều kiện

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều quốc gia dường như đang chuẩn bị thực hiện "toàn cầu hóa lần 2" nhưng nhiệm vụ này không đơn giản bởi phải lựa chọn giữa sinh mạng và kinh tế.

Thế giới dường như đang rùng mình chuẩn bị cho “toàn cầu” hóa lần thứ hai, nhưng điều kiện của nó đã khác so với cách đây vài thế kỷ. Lúc đó toàn cầu hóa diễn ra một cách tự nhiên dựa vào các cuộc thám hiểm hàng hải.

Châu Âu đang bí

Nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất gồm có Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Ý và Canada đã thống nhất mở cửa trở lại nền kinh tế sau một hội nghị trực tuyến do Tổng thống Trump đề xuất.

Tuy nhiên, không như mọi khi - người phương Tây luôn táo bạo và nhanh gọn, Trump đã nhấn mạnh “mở cửa an toàn” đối với các đồng minh, đồng thời nhắc đến “chuỗi cung ứng đáng tin cậy”.

Những nền kinh tế quan trọng nhất thế giới chưa đưa ra được kế hoạch cụ thể cho mở cửa trở lại nền kinh tế

Những nền kinh tế quan trọng nhất thế giới chưa đưa ra được kế hoạch cụ thể cho mở cửa trở lại nền kinh tế

Cũng như nhiều quốc gia khác, châu Âu “không thể làm gì hơn” ngoài sử dụng đòn bẩy tài chính. Tại Đức, phân khúc doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nhất là vừa và nhỏ, nước này đã thông quá gói hỗ trợ 8,7 tỷ EUR.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nới lỏng các điều kiện vay và chuyển hướng các khoản vay cho mục đích đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Những gì châu Âu có thể làm lúc này là triển khai các biện pháp tài chính và tiền tệ cần thiết để phục hồi lòng tin và tăng trưởng kinh tế nhằm bảo vệ việc làm, doanh nghiệp và khả năng phục hồi của hệ thống tài chính.

Đáng nói, đó chỉ là những giải pháp tổng thế. G7 không đưa ra được kế hoạch chi tiết nào để hiện thực hóa cam kết. Trên thực tế thì hội nghị G7 chưa đưa ra được một chiến lược kích thích kinh tế có sự phối hợp chí ít là giữa các nước G7 với nhau, chứ chưa nói là toàn cầu.

Đối với Mỹ, ông Trump phải nhượng bộ các lãnh đạo bang khi đưa ra lộ trình "3 giai đoạn mở cửa trở lại nền kinh tế" (1. vẫn đóng cửa trường học, quán bar..., 2. nới lỏng các quy định, 3. hạn chế giãn cách xã hội...).

Như vậy, khác với sự mong đợi nền kinh tế Mỹ sẽ "mở toang" như quyết tâm nóng hổi của ông Trump. Điều đó cho thấy, sinh mạng con người được đặt lên trên lợi ích kinh tế và chính trị.

Tất cả chờ...Trung Quốc

Tại chợ trời Thâm Quyến (Trung Quốc) chỉ cần đi vài bước chân là có thể mua đủ linh kiện để lắp ráp thành chiếc Iphone mới cáu cạnh. Tại đó, linh kiện điện tử được bán bằng đơn vị...kg và giá cả đúng như câu nói “san phẳng mọi thứ”.

Đó là niềm tự hào của nền kinh tế Trung Quốc, sự ngạc nhiên với nhiều người, sự tiện lợi của hàng chục triệu doanh nghiệp...nhưng với các chuyên gia kinh tế - đó là chủ đề rất đáng nói, hay nói đúng hơn, là nỗi lo canh cánh.

Thâm Quyến là nơi có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới

Thâm Quyến là nơi có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới

Đó cũng là lý do mà Tổng thống Mỹ nói tại cuộc họp trực tuyến của khối G7 “phải tìm chuỗi cung ứng tin cậy hơn”.

Như đã nói, toàn cầu hóa bắt đầu diễn ra từ thế kỷ XV, khi các đội tàu buôn của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh đi xuyên đại dương để tìm kiếm thị trường, nguyên vật liệu mới. Đó là quá trình tự nhiên.

Khi các cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, các cuộc xâm chiếm thuộc địa được đẩy mạnh, cùng với sự xuất hiện của các vấn đề mà không một quốc gia riêng lẽ nào có thể đơn phương xử lý, cộng hưởng với yêu cầu về phát triển, bang giao...nên toàn cầu hóa trở thành dòng chảy chủ đạo.

Những tưởng, chẳng ai có thể ngăn được dòng chảy chung này cho đến khi dịch COVID-19 xuất hiện. Sau hơn 3 tháng “đóng cửa” - dường như rất nhiều quốc gia, châu lục sắp bước vào đợt toàn cầu hóa lần 2.

Cũng với mục đích kinh tế, nhưng bây giờ lần toàn cầu hóa này thành công đến đâu còn xem xét “sức khỏe” của nền kinh tế Trung Quốc. Bởi vì thế giới đã quá quen với việc có một quốc gia đảm nhiệm phần lớn khâu cung ứng đồng thời là thị trường tiêu thụ lớn nhất.

Hãy nhìn vào Apple sẽ rõ, nếu hãng này rời khỏi Trung Quốc - nó sẽ phá sản trong vòng 1 năm do chi phí bị đội lên; hãng hàng không United Airline phục vụ 50 lãnh đạo của Apple di chuyển qua lại giữa California và Trung Quốc mỗi ngày!

Trung Quốc hiện đang đóng góp 16% GDP toàn cầu, so với mức 4% cách đây gần 20 năm. Tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may toàn cầu là 40%, đối với đồ nội thất là 26%.

Trung Quốc cũng là khách hàng lớn tiêu thụ nhiều mặt hàng, ví dụ như các kim loại cần thiết để sản xuất. Năm 2003, Trung Quốc chỉ chiếm 7% tổng kim ngạch nhập khẩu khoáng sản toàn cầu, ngày nay con số là gần 20%.

Riêng tại Vũ Hán, có tới 20% lượng cáp quang và linh kiện viễn thông toàn cầu được sản xuất!

Người tiêu dùng nước này mua nhiều xe và smartphone hơn bất kỳ quốc gia nào. Khách du lịch Trung Quốc cũng chi tới 258 tỉ USD mỗi năm khi ra nước ngoài, gần gấp đôi Mỹ.

Riêng với Đức, nhập khẩu của nền kinh tế này phụ thuộc vào Trung Quốc khá lớn, ước tính nếu Trung Quốc mất 1% GDP Đức sẽ mất 0,6%. Nguyên nhân một phần là các nhà máy Đức quá phụ thuộc vào linh kiện từ Trung Quốc.

Ở Thái Lan, du khách Trung Quốc chi tiêu tới gần 18 tỉ USD hàng năm. Với Nhật Bản, du khách Trung Quốc đóng góp khoảng 30% khách nước ngoài cho nước này...

Còn rất nhiều con số chứng minh Trung Quốc và phần còn lại không thể “sống xa nhau một sớm một chiều”. Vậy nên, việc các nền kinh tế mở cửa ra sao phải nghe ngóng diễn biến từ Trung Quốc.

Ở chiều hướng ngược lại, khi thị trường quốc tế chưa khôi phục, Trung Quốc cũng khó tăng tốc sản xuất. Ai sẽ mua hàng cho Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế khó khăn?

Ngân hàng Goldman Sachs dự kiến rằng GDP của Mỹ sẽ giảm kỷ lục, tới 34% trong Quý II, hiện đã có 22 triệu việc làm bị mất. Kinh tế châu Âu đã không...tăng trưởng vài năm nay và dự kiến còn giảm mạnh.

Ở các quốc gia khác trong khu vực châu Á, PMI (chỉ số tiêu dùng) đều nằm dưới mốc 50, cụ thể Hàn Quốc ở mức 44,2, Việt Nam ở mức 41,9 và Philippines duy trì 39,7 điểm PMI. Trong tình cảnh đó, thật khó để biết liệu Trung Quốc sẽ xuất khẩu hàng hoá sang nước nào?

Trung Quốc là nước đang phát triển lớn nhất, châu Âu là nhóm nước phát triển lớn nhất, đều là một cực quan trọng trong thế giới đa cực, đều là một trong những sức mạnh kinh tế, chính trị có ảnh hưởng nhất trên thế giới trong việc quản lý toàn cầu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Toàn cầu hóa lần 2” phải cần 1 điều kiện tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713973517 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713973517 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10