Tổng thống nhiệm kỳ tới sẽ mang lại "tia hy vọng" cho Mexico?

Cẩm Anh 30/06/2018 04:30

Người dân Mexico sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 1/7 sắp tới với hy vọng sẽ có một sự thay đổi chính trị cho đất nước này.

Chân dung ứng cử viên Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador.

Chân dung ứng cử viên Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador.

Ứng cử viên Tổng thống hàng đầu của Mexico, Andres Manuel Lopez Obrador, thường được gọi là AMLO, dự kiến sẽ giành chiến thắng trong bối cảnh người dân ngày càng thất vọng về vấn nạn tham nhũng và tội phạm ở quốc gia này.

Trong khi đó, các ứng cử viên của đảng Hành động dân tộc (PAN) và đảng Cách mạng thể chế (PRI), Ricardo Anaya và Jose Antonio Meade, đang đứng sau trong các cuộc thăm dò do bê bối tham nhũng trong nội bộ đảng của họ.

Một "Donald Trump" của Mexico

AMLO, cựu Thị trưởng thành phố Mexico 64 tuổi đã được các nhà phê bình mô tả như một Hugo Chavez hay thậm chí là một Donald Trump của Mexico, nhờ chương trình nghị sự theo chủ nghĩa dân túy của ông.

Ông đã từng gọi tầng lớp chính trị cầm quyền như "những con lợn bẩn thỉu" trong các buổi vận động tranh cử, và hứa hẹn một cuộc cách mạng phi bạo lực. Tuy nhiên, các trợ lý của ông sẽ không thực sự làm theo hầu hết các cam kết thái quá của ông.

Nếu thắng cử Tổng thống Mexico, ông dự kiến sẽ làm rung chuyển thị trường với cách tiếp cận ít thân thiện với doanh nghiệp hơn so với đối thủ của mình, và phản ứng hung hăng hơn với Trump so với người tiền nhiệm Enrique Pena Nieto của PRI.

Thị trường biến động 

Đối với các chuyên gia phân tích thị trường tại ngân hàng đầu tư thị trường mới nổi Exotix Capital, ALMO báo hiệu những bất ổn mới của thị trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Bạo lực bùng nổ ở Mexico trước thềm bầu cử

    Bạo lực bùng nổ ở Mexico trước thềm bầu cử

    06:00, 27/06/2018

  • Ngăn chặn Trump, các nhà đầu tư Mexico muốn mua lại Twitter chỉ để đóng cửa

    08:03, 17/01/2017

  • Sau Mexico, Châu Á là nơi chịu rủi ro nhiều nhất từ chiến thắng của Donald Trump

    15:46, 10/11/2016

  • Cần hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương Việt Nam-Mexico

    09:16, 11/10/2016

Ông Rafael Elias, một nhà phân tích của Exotix cho biết: “Chúng tôi nghi ngờ rằng những người tham gia thị trường đã đánh giá quá thấp những tác động tiêu cực của nhà lãnh đạo AMLO".

Ông Elias chỉ ra khả năng ngày càng tăng rằng đảng Phong trào tái thiết quốc gia (Morena) có thể giành được đa số tuyệt đối trong Quốc hội, mang đến cho AMLO quyền hạn mà chưa Tổng thống Mexico nào có được từ những năm 1990. "Tài chính sẽ ít bị kiểm soát hơn, chi tiêu công sẽ tăng lên, tài khoản vãng lai sẽ sụt giảm, và có lẽ chúng ta thậm chí có thể thấy xếp hạng tín dụng giảm khi tài chính công xấu đi", ông Elias nhận định.

"Kịch bản này sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực ngay lập tức: sự suy yếu của đồng Peso, đầu tư nước ngoài và trong nước giảm, dòng vốn tháo chạy và thậm chí có thể là một cuộc suy thoái", ông Elias cảnh báo.

Sự bất định của nhà đầu tư

Tuy nhiên, các nhà đầu tư khác tin rằng AMLO cuối cùng sẽ xoa dịu lập trường của mình - ông đã hứa rằng quyền sở hữu tài sản sẽ được tôn trọng và không có hợp đồng năng lượng nào bị hủy trừ khi liên quan đến tham nhũng. Và với tư cách là Thị trưởng thành phố Mexico từ năm 2000 đến năm 2005, AMLO đã thành công trong việc giảm đáng kể tỷ lệ người nghèo và giành được sự ủng hộ của trên 80% người dân thành phố này.

Ông Michael Conelius, quản lý danh mục đầu tư thị trường mới nổi của T. Rowe Price Emerging Markets Bond Fund cho biết: “Ông ấy nói rằng mình không có kế hoạch quốc hữu hóa các công ty và sẽ dẫn đầu một chính phủ thân thiện với thị trường, không tăng thuế, giới thiệu thuế mới hoặc tăng nợ công. Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại rằng ông có thể làm chậm hoặc hoãn các cải cách ngành dầu mỏ, mở các cuộc điều tra tham nhũng và thách thức sự độc lập của ngân hàng trung ương".

Dù thế nào, các cải cách kinh tế sẽ phải thông qua Quốc hội hoặc trưng cầu dân ý, có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ có thời gian để đánh giá các lựa chọn của họ trước khi thay đổi diễn ra.

Thách thức NAFTA

Đối với Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ông Elias dự đoán AMLO sẽ không ngần ngại có lập trường cứng rắn và có thể làm hỏng tiến trình đàm phán hiện tại.

"Chúng ta có thể thấy quá trình đàm phán NAFTA sẽ bắt đầu lại từ đầu", ông Elias nói và nhận định, AMLO có thể sẽ cố gắng sử dụng NAFTA như một cách để đạt được sự tín nhiệm với cử tri bằng cách tỏ thái độ cứng rắn trong các lĩnh vực như nông nghiệp và sản xuất. Ông cũng cho thấy mình sẵn sàng rời bỏ các cuộc đàm phán nếu ông cảm thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra những yêu cầu quá đáng.

Theo ông Elias, sự nổi tiếng của ông trong tầng lớp nông dân và lao động sẽ được tăng cường hơn nữa nhờ thái độ đối đầu của ông đối với Tổng thống Trump.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tổng thống nhiệm kỳ tới sẽ mang lại "tia hy vọng" cho Mexico?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO