TP.HCM: Vì sao SAGRI muốn trả lại 18 khu “đất vàng” cho TP?

Diendandoanhnghiep.vn Lãnh đạo SAGRI cho biết đang quản lý, sử dụng là 42 mặt bằng nhà, đất; trong năm 2020 và 2021 đã có văn bản đề xuất UBND TP.HCM bàn giao lại 18 mặt bằng nhà, đất không còn nhu cầu sử dụng.

>>Sai phạm tại SAGRI: Cựu Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến bị phạt 6 năm tù

Doanh nghiệp xin trả lại đất…

Theo đó, ngày 10/3/2022, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM có buổi giám sát về việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2021, trong đó có Tổng công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).

ngày 10/3/2022, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM có buổi giám sát về việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2021, trong đó có Tổng công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI)

SAGRI mong muốn trả lại 18 mặt bằng “càng sớm càng tốt” để không phải đóng tiền thuê đất và nhà nước có thêm quỹ đất để tạo nguồn ngân sách.

Đáng chú ý, làm việc với đoàn giám sát, đại diện lãnh đạo SAGRI cho biết, hiện đơn vị này đang quản lý, sử dụng là 42 mặt bằng nhà, đất. Tuy nhiên, trong năm 2020 và 2021 đơn vị đã có văn bản đề xuất UBND TP.HCM bàn giao lại 18 mặt bằng nhà, đất không còn nhu cầu sử dụng. Đến nay, mới có 2 mặt bằng có quyết định thu hồi gồm khu đất dọc Xa lộ Hà Nội (P.An Phú, TP.Thủ Đức) và khu đất đường Lâm Văn Bền (Q.7).

Giải trình vì sao chậm trễ bàn giao 16 khu đất còn lại, ông Phạm Thiết Hoà -Tổng giám đốc SAGRI cho rằng, đây không chỉ là vấn đề của đơn vị mà là vấn đề nhiều tổng công ty cũng gặp vướng liên quan đến mặt bằng đất đai. Dù không sử dụng những mặt bằng này nhưng SAGRI vẫn phải nộp số tiền thuê đất hằng năm rất lớn. Tổng công ty có được mặt bằng mừng lắm và có những mặt bằng rất đẹp nằm ở Q.7, nhưng chúng tôi phải trả lại vì những lý do sau:

Một, do quy hoạch sử dụng đất ở những khu đất này thành trường học, cây xanh, công viên, khu dân cư… nên không còn phù hợp với ngành nghề kinh doanh của SAGRI vốn chuyên về nông nghiệp.

Hai, nếu muốn sử dụng mặt bằng này để cho thuê thì phải xây dựng, sửa chữa và xin giấy phép, nhưng “quy hoạch là công viên, trường học” không đúng ngành nghề kinh doanh của tổng công ty nên không thể xin giấy phép, không thể sửa chữa”. Ngoài ra, một số mặt bằng hợp đồng thuê đất đã hết hạn nên cũng không thể sử dụng được.

>>Sai phạm tại SAGRI: Ông Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận sai phạm do… “có sự nể nang”?

để Nhà nước tạo nguồn ngân sách

Cũng theo ông Hoà, ngoài 2 mặt bằng đã bàn giao cho TP.HCM, SAGRI cho biết 16 mặt bằng còn lại đã trình lên UBND TP.HCM và đang chờ Sở TN-MT xử lý. Tổng giám đốc SAGRI mong muốn trả lại các mặt bằng này “càng sớm càng tốt” để không phải đóng tiền thuê đất và nhà nước có thêm quỹ đất để tạo nguồn ngân sách.

Phát biểu tại buổi giám sát, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lãng phí nguồn lực đất đai mà SAGRI quản lý nên cần đánh giá nguyên nhân và kiến nghị rõ các giải pháp để khắc phục vấn đề này. Trong đó, SAGRI cần đeo bám, xử lý sớm vướng mắc trong việc giao trả lại các mặt bằng nhà đất không còn nhu cầu sử dụng.

Bà Tuyết cho biết Đoàn ĐBQH TP.HCM sẽ kiến nghị UBND TP.HCM xem xét về cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhà nước này.

bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lãng phí nguồn lực đất đai mà SAGRI quản lý nên cần đánh giá nguyên nhân và kiến nghị rõ các giải pháp để khắc phục vấn đề này. Trong đó, SAGRI cần đeo bám, xử lý sớm vướng mắc trong việc giao trả lại các mặt bằng nhà đất không còn nhu cầu sử dụng. Bà Tuyết cho biết Đoàn ĐBQH TP.HCM sẽ kiến nghị UBND TP.HCM xem xét về cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhà nước này.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM xem xét về cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhà nước này.

Đáng chú ý, SAGRI được biết đến là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và từng để xảy ra sai phạm liên quan đến đất đai. Đặc biệt, vụ việc được Cơ quan CSĐT và VKS khởi tố vụ án và bị can đối với ông Lê Tấn Hùng (58 tuổi, cựu Tổng giám đốc SAGRI), Trần Vĩnh Tuyến (56 tuổi, cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM) cùng 17 bị cáo khác đã chuyển nhượng trái phép dự án hơn 36.676 m2 tại KP.4, P.Phước Long B, Q.9 (nay là TP.Thủ Đức, TP.HCM) giữa SAGRI và Tổng công ty Phong Phú.

Việc chuyển nhượng này có những sai phạm như SAGRI chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, không tiến hành đấu giá, thẩm định giá theo giá thị trường… Tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng dự án ngày 22/12/2017 giá trị quyền sử dụng đất là 541 tỉ đồng. Tại thời điểm khởi tố vụ án ngày 5/7/2019 giá trị quyền sử dụng đất là 864 tỉ đồng. Sau khi đối trừ theo quy định, thiệt hại của Nhà nước là 672 tỉ đồng.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Vì sao SAGRI muốn trả lại 18 khu “đất vàng” cho TP? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714084837 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714084837 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10