Trả lại tên cho “điện bã mía”

Thy Hằng 25/07/2018 17:30

Điện sinh khối không phải từ bã mía có giá 7,8 cent/KWh, trong khi đó, điện sinh khối từ bã mía chỉ được tính giá 5,8 cent/KWh bởi được cho là điện đồng phát

Thực tế, chưa so với nước ngoài, ngay với sản phầm điện trong nước giá điện bã mía đã phải chịu bất bình đẳng.

br class=

Hệ thống dây chuyền đồng phát nhiệt điện từ bã mía tại Công ty CP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC)

Bất công “con đẻ - con nuôi”

Theo quy định của Bộ Công Thương, nếu nhà máy mía đường có tổ máy phát điện vừa dùng để sản xuất đường, phần còn thừa mới đưa lên lưới, tức là coi bán điện chỉ là hoạt động bổ sung của nhà máy mía đường thì gọi là phát điện đồng phát (CHP).

Theo đó, nếu nhà máy mía đường nào tách sản xuất điện ra thành doanh nghiệp hạch toán độc lập thì sẽ không coi là CHP nữa, mới mua với giá điện sinh khối, tức là 7,4 cent/kWh.

Nhà máy đường Quảng Ngãi đã đầu tư tới 2.200 tỷ đồng để xây dựng một nhà máy điện bã mía riêng với công suất lên tới 93MW ở bên cạnh nhà máy đường. Ngành điện đến kiểm tra, lấy lý do vẫn là điện bã mía, để rồi không ký hợp đồng mua điện theo giá mới.

“Điện sinh khối không phải từ bã mía có giá 7,8 cent/KWh, trong khi đó, điện sinh khối từ bã mía lại được cho là điện đồng phát, chỉ được tính giá 5,8 cent/KWh bởi lý do là điện đồng phát”, ông Doanh nhấn mạnh, đồng thời khẳng định, cần xoá bỏ sự phân biệt “con đẻ - con nuôi” trong giá điện. Trong khi đó, điện gió, điện mặt trời... cần phải có mặt bằng rất lớn, nên đòi hỏi cơ chế hỗ trợ của Nhà nước về đất đai, đồng thời được trả giá cao. Trong khi điện bã mía thì không cần ưu đãi đất đai.

“Trả lại tên cho em”

Từ thực tế này, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có văn bản kiến nghị Chính phủ về giá điện bã mía. Bản chất của điện bã mía là điện sinh khối, nên hãy “trả lại tên cho em”, không gọi là điện đồng phát nữa.

“Doanh nghiệp chỉ kiến nghị bình đẳng, tính điện từ bã mía đúng là một sản phẩm hàng hoá theo cơ chế thị trường, giá điện từ bã mía được tính đúng giá điện sinh khối bởi bản chất là sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất, tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ”, ông Doanh nhấn mạnh.
Đồng thời, ông cho biết, nếu được bình đẳng giá điện như trên, 41 nhà máy đường với diện tích mía nguyên liệu khoảng 260.000ha, sản lượng 15 triệu tấn mía tương đương 4,5 triệu tấn bã mía mỗi năm sẽ tạo ra lượng điện tương đương 1,2 – 1,4 tỷ kWh.

Như vậy, bình quân mỗi tấn mía tươi sau khi ép lấy đường, phần bã mía sẽ sản xuất được 100kWh điện. Nếu tất cả bã mía của các nhà máy đường đều được đưa vào sản xuất điện, sẽ sản xuất được 15 tỷ kWh điện mỗi năm.

Đồng quan điểm, ông Adam Ward, Đại diện Quốc gia - Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu tại Việt Nam nhận định: "Hiện, rất nhiều quốc gia trên thế giới mạnh về mía đường như Brazil, Philippines, Thái Lan… đã sử dụng phụ phẩm từ mía là bã mía để tạo ra điện năng. Việt Nam đã đặt mục tiêu tới 2030 có 3% điện được cung cấp từ nguồn điện sinh khối. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua sự tham gia của các doanh nghiệp tài chính tư nhân.

Đây cũng là cơ hội để các công ty mía đường và các tổ chức tài chính có thể hiểu được nhu cầu của nhau, chỉ khi đó chúng ta mới có thể thấy những dòng tài chính cần thiết cho năng lượng tái tạo cũng như để Việt Nam đạt được các mục tiêu này”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trả lại tên cho “điện bã mía”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO