Trải lòng về nghề báo

Diendandoanhnghiep.vn Nghề báo cũng như bao nghề khác trong đời sống xã hội đều có sứ mệnh với Tổ quốc và nhân dân.

Tác giả Lầu Văn Thanh (Bút danh Sông Hàn) trong một lần tác nghiệp tại Phú Yên.

Tác giả Lầu Văn Thanh (Bút danh Sông Hàn) trong một lần tác nghiệp tại Phú Yên. Ảnh: An Nhiên

Không ai có thể phủ nhận, trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam, báo chí luôn đóng góp tích cực trên mặt trận thông tin tuyên truyền, thực hiện vai trò định hướng dư luận xã hội, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, tham gia giám sát, phản biện, giúp các cơ quan ban ngành xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện nhiều chủ trương, chính sách.

Điều này đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, chính là một sự khẳng định dân chủ hoá đời sống báo chí và cũng là một bước phát triển, đổi mới lý luận báo chí cách mạng Việt Nam.

Với đặc thù nghề báo là phát hiện, thông tin sự kiện, phản biện, đấu tranh, tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, nghề báo còn được mệnh danh là “quyền lực thứ tư”. Thực tế cho thấy, báo chí đã góp phần mang lại nhiều đổi thay tích cực, đồng hành cùng xã hội, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

21/6 - ngày mà bất cứ người làm báo nào cũng luôn mong đợi, ngày này những người làm báo chúng tôi thường gọi là “Tết" của mình. Hơn 6 năm trong nghề, tôi tổng kết lại, không nghề nào nếm trải nhiều cung bậc và đón nhận nhiều thái độ xã hội như nghề báo.

Cái nghề mà một bước lên xe, một bước xuống ngựa, sáng đưa chiều đón. Nhưng chầu chực, chờ đợi lại cũng thường xuyên. Vinh quang có, cay đắng có. Bạn bè đông, kẻ thù nhiều. Người trân trọng, kẻ khinh khi. Được mang ơn, bị căm hận. Ân và oán luân phiên, triền miên. Lúc nhà hàng 5 sao, cao lương mỹ vị; khi nhịn đói giữa rừng, phải ăn bắp non, ổi già, uống nước lỗ chân trâu...

Cái nghề mà thiên hạ những tưởng dễ kiếm tiền, giàu có, nhưng kỳ thực nghề báo nghèo. Hoạ hoằn lắm trong số cả vạn, mới có vài ba nhà báo giàu. Nhưng họ giàu vì họ giỏi ở lĩnh vực khác nào đó, ví dụ kinh doanh, chứ không phải từ thu nhập nghề báo, hoặc là kiếm tiền một cách phi đạo đức.

Trong trường hợp này, phải chăng vì sợ nghèo mà có không ít nhà báo hình thành nên tư duy dọa nạt cơ sở, quát mắng cả những bà giáo già ở trường mầm non, tiểu học? Có nhà báo còn đếm tầng, ra giá. Và đương nhiên, cái gì cũng có giá của nó nên đã có những nhà báo bị bắt về tội tống tiền doanh nghiệp..v..v.

Tôi yêu nghề báo, không chỉ bởi những hào quang mà còn bởi sự nhọc nhằn trong từng câu chữ luôn rèn cho tôi sự cẩn trọng chỉn chu. Nghề báo luôn đòi hỏi sự nỗ lực, sự hy sinh. Để có những bài báo chất lượng, biết bao đồng nghiệp của tôi đã phải dấn thân vào nơi nguy hiểm, trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả bằng máu và sự nguy hiểm đến tính mạng.

Rồi, vẫn có hàng ngàn người ngày đêm lăn lộn trên từng nẻo đường, từng ngõ ngách, tìm kiếm thông tin tốt nhất cho bạn đọc. Họ không quản khó khăn nguy hiểm, dấn thân vào chốn hang hùm nọc rắn, phanh phui, đưa ra ánh sáng những hành động, âm mưu hại nước hại dân, hại con người.

Đáng chú ý, từ trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát đến nay, cho đến những nơi bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, thiên tai… Biết bao nhà báo, phóng viên không màng đến sự hiểm nguy để “ăn nằm” cùng với dân, với các lực lượng tuyến đầu để trải nghiệm thực tế, để đưa những nguồn tin chính thống, chân thực, sống động nhất tớ độc giả.

Thậm chí, có những đồng nghiệp đã đổ máu trên mặt trận thông tin, bị uy hiếp cả tinh thần, tính mạng. Cả gia đình, vợ con cùng gánh chịu sức ép nặng nề. Chẳng hạn, dư luận không quên câu chuyện nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (báo Lao động) bị chặn đánh trên đường đưa con đi học.

Hoặc phóng viên 29 tuổi Đinh Hữu Dư (Thông tấn xã Việt Nam) bị dòng lũ cuốn trôi khi đang tác nghiệp, làm tin về mưa lũ tại cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) hồi 13h chiều ngày 11/10/2017. Một sự trùng hợp sau 3 năm, cũng trong những ngày này của  tháng 10, Phạm Văn Hướng và đoàn công tác Rào Trăng 3 lại gặp nạn…v..v.

Có thể nói, làm nghề thì có trách nhiệm với nghề, phụng sự và cống hiến hết mình cho xã hội. Được, mất trong nghề báo là thước đo cho một người làm báo.Chính họ đã chịu đựng bất công thiệt thòi, nghèo khổ,… để được sống hết mình với nghề, đem lại những giá trị cho nghề.

Nhân 96 năm - ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, kính chúc tập thể Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp – nơi tôi gắn bó cộng tác, thật nhiều sức khỏe, giàu nhiệt huyết để xây dựng tờ báo ngày một vững mạnh.

Chúc cho toàn thể các anh/chị phóng viên, nhà báo nói chung lời chúc tốt đẹp nhất. Bằng ngòi bút của mình, ra sức chiến đấu, gặt hái được nhiều thành công hơn nữa và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng nền báo chí Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trải lòng về nghề báo tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714056188 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714056188 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10