Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được World Bank công bố sáng nay (12/4) nhận định kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ổn định và bền vững với mức tăng trưởng dự kiến ổn định trong khoảng 6,5%.
Phát biểu tại cuộc họp ông Sudhir Shetty, chuyên gia Kinh tế trưởng Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của World Bank lý giải về con số tăng trưởng 6.5%: “năm 2018 khó có sự bứt phá như 2017”.
Cung cấp thêm thông tin tại cuộc họp báo, ông Đinh Tuấn Việt, chuyên gia kinh tế cấp cao của World Bank tại Việt Nam cho rằng báo cáo hôm nay chỉ là vắn tắt, phục vụ cho Hội nghị mùa xuân của World Bank và IMF diễn ra vào tuần sau. Do vậy, các dự báo được đưa ra khi chưa có số liệu sơ bộ của Việt Nam vào quý I.
Nói về GDP quý I/2018, ông Việt cho rằng bước đầu, con số 7,48% có điểm kỳ lạ nhưng khi nhìn nhận lại, nó là hợp lý vì dựa trên nền tăng rất thấp của quý I/2017 vốn chỉ đạt 5,15%.
"World Bank thận trọng là bởi muốn tiếp tục thu thập số liệu và phân tích tình hình kinh tế nhằm có câu trả lời chính xác: Tăng trưởng quý I/2018 là phần "gia tốc" của nửa cuối năm ngoái hay Việt Nam đang bắt đầu chu kỳ tăng trưởng cao, bền vững. Dù chúng tôi đánh giá cao sự tăng trưởng ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt của Việt Nam... nhưng World Bank cũng đưa ra một số rủi ro, thách thức cần lưu ý”, ông Việt nhấn mạnh.
Nhìn vào trong nước, World Bank cho rằng cải cách cơ cấu chậm lại có thể làm quá trình phục hồi hiện nay bị suy yếu, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng trong trung hạn. Bên cạnh đó, rủi ro về tiến độ của ngân sách sẽ làm suy giảm chi tiêu cho giảm nghèo cũng như đầu tư tài sản vật chất con người.
Nhìn từ bên ngoài, độ mở của thương mại và mức độ đầu tư nước ngoài khá cao khiến cho nền kinh tế Việt Nam có thể đối mặt với những rủi ro liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ, có khả năng tăng lên.
Những rủi ro đó đòi hỏi phải có những bước tiếp theo nhằm nâng cao khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô, bao gồm tiếp tục cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, tăng cường dự trữ ngoại tệ, áp dụng chính sách tiền tệ thận trọng và các cân đối vĩ mô thích hợp với mục tiêu tăng trưởng tiền tệ...
Trong lĩnh vực tài khoá, những cải cách thu – chi cần tiếp tục đi vào chiều sâu, bao gồm mở rộng cơ sở tính thuế, hợp lý hoá bộ máy hành chính công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Ngoài ra, cần phải tiến hành song song việc cải cách khu vực DNNN, cải thiện môi trường pháp quy, củng cố thị trường các yếu tố sản xuất, bao gồm thị trường vốn và đất đai.
Những rủi ro đó đòi hỏi phải có những bước tiếp theo nhằm nâng cao khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô, bao gồm tiếp tục cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, tăng cường dự trữ ngoại tệ, áp dụng chính sách tiền tệ thận trọng và các cân đối vĩ mô thích hợp với mục tiêu tăng trưởng tiền tệ...
"Việt Nam đã tăng trưởng cao trong bối cảnh quy mô nền kinh tế lớn hơn, do vậy 1% tăng trưởng của bây giờ và 1% tăng trưởng của 5 năm trước là những nỗ lực khác nhau", ông Đinh Tuấn Việt nói.
CIEM: Tăng trưởng năm nay đạt 6,67%, cán cân thương mại thâm hụt 680 triệu USD Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt 6,67%. Lạm phát đạt 3,81%. Tăng trưởng xuất khẩu năm nay vẫn đạt mức 2 con số nhưng chỉ dừng ở mức 12,15%. Đặc biệt do chịu tác động bởi yếu tố tồn kho, năm nay Việt Nam có thể sẽ thâm hụt 680 triệu USD, trái với diễn biến trong năm 2017 xuất siêu 2,7 tỷ USD. ADB: Tăng trưởng 2018 đạt 7,1% trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng mạnh nhất khu vực Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 dự báo đạt 7,1%, trước khi giảm xuống còn 6,8% trong năm 2019. Ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng quý 1 càng cao, áp lực tăng trưởng ở các quý tiếp theo và giá cả càng lớn, vì vậy Việt Nam cần trú trọng tăng trưởng bền vững và san sẻ đồng đều qua các quý. Hiện chưa có dấu hiệu tăng trưởng quá nóng nhưng giá cả bắt đầu tăng mặc dù lạm phát chưa quá lớn. Tuy nhiên, lạm phát được dự báo tăng mạnh trong 2 năm tới. Vì vậy Việt Nam cần chú trọng đến chất lượng tăng trưởng. VEPR: Tăng trưởng năm 2018 sẽ đạt 6,83%, mô hình tăng trưởng các quý có thể ngược so với mọi năm VEPR dự đoán tăng trưởng kinh tế quý 2,3,4 lần lượt đạt 6,51%; 6,84% và 6,75%. Tính chung cả năm 2018, tăng trưởng đạt 6,83%- cao hơn so với mục tiêu Quốc hội đặt ra. VEPR cho rằng mô hình tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ ngược so với mọi năm, các quý sau sẽ tăng trưởng không mạnh như quý 1. Cụ thể, VEPR dự đoán tăng trưởng kinh tế quý 2,3,4 lần lượt đạt 6,51%; 6,84% và 6,75%. Tính chung cả năm 2018, tăng trưởng đạt 6,83%- cao hơn so với mục tiêu Quốc hội đặt ra. HSBC: GDP năm 2018 chỉ đạt 6,5% HSBC dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 của Việt Nam đạt 6,5%, tương tự con số ngân hàng này đưa ra hồi tháng 1. Trong báo cáo kinh tế châu Á vừa công bố, ngân hàng HSBC dự báo mức tăng trưởng của 2018 là 6,6%. Dù vậy, HSBC cho rằng cụm từ "tăng trưởng cao, lạm phát thấp" mà mọi người thường dùng để nói về kinh tế Việt Nam năm ngoái có thể sẽ chuyển thành "tăng trưởng ổn định, lạm phát cao hơn" trong năm nay. |