Trạm thu phí Long Thành – Dầu Giây: Thu 3,3 tỉ đồng/ngày toàn tuyến là con số... thiếu thuyết phục

Diendandoanhnghiep.vn Theo các luật sư, dư luận sẽ còn nghi ngờ về tính minh bạch, nếu kết quả thanh tra chỉ mang tính đổ đồng, không chỉ ra được con số cụ thể mà lãnh đạo VEC đã nói trước đó.

Luật sư Vũ Văn Tú – Đoàn Luật sư TP HCM nhận định:

Việc thanh tra đột xuất, sau khi xảy ra vụ cướp 2,2 tỷ đồng tại trạm thu phí Dầu Giây (cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây), vì dư luận cho rằng “có sự thiếu minh bạch trong hoạt động thu phí” là hoàn toàn kịp thời. Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân tôi nếu nói đây là cuộc thanh tra “đột xuất” thì chưa hoàn toàn đúng về mặt ý nghĩa. Bởi, theo nghĩa của từ “đột xuất” có nghĩa là: đặc biệt, bất ngờ, không có trong dự định, nổi bật, trội hẳn lên và nằm ngoài dự tính... Do đó, trong trường hợp này, việc thanh tra đã được báo trước, thậm chí được công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng thì không còn ý nghĩa của từ đột xuất.

Dư luận sẽ còn nóng, còn nghi ngờ về tính minh bạch, nếu kết quả thanh tra không chỉ ra được con số cụ thể trong 3 ngày (thời gian xảy ra vụ cướp) như lời lãnh đạo trạm thu phí đã nói trước đó.

Số liệu mà đoàn thanh tra của Tổng cục Đường bộ đã ghi nhận lượt phương tiện qua cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, là 39.000 lượt, tương đương doanh thu 01 ngày của toàn tuyến là 3,3 tỷ đồng.

Hơn nữa, số liệu mà đoàn thanh tra của Tổng cục Đường bộ đã ghi nhận lượt phương tiện qua cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, là 39.000 lượt, tương đương doanh thu 01 ngày của toàn tuyến là 3,3 tỷ đồng. Riêng tổng số thu phí tại trạm Dầu Giây (Đồng Nai) là 767 triệu đồng vẫn chỉ là con số “đổ đồng”, chưa đánh giá được con số thực chất.

số liệu mà đoàn thanh tra của Tổng cục Đường bộ đã ghi nhận lượt phương tiện qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, là 39.000 lượt, doanh thu 01 ngày của toàn tuyến là 3,3 tỷ đồng. Riêng tổng số thu phí tại trạm Dầu Giây (Đồng Nai) là 767 triệu đồng vẫn chỉ là con số “đổ đồng”, chưa đánh giá được thực chất và mong mỏi của người dân.

Theo Luật sư Tú, số liệu mà đoàn thanh tra của Tổng cục Đường bộ đã ghi nhận chưa đánh giá thực chất và mong mỏi của người dân.

Rõ ràng bức xúc và nghi ngờ của người dân xuất phát kể từ khi xảy ra vụ cướp, do đó, con số thực và chính xác phải dựa trên cơ sở điều tra, kiểm tra thực tế của  đoàn thanh tra, đem ra để so sánh, đối chiếu với kết quả mà lãnh đạo VEC, VEC E đã trả lời với công luận trước đó. Và sau đó mới tới con số hàng ngày, hàng tháng, cụ thể: Lấy số liệu mới (kết quả thanh tra) so sánh với số liệu báo cáo tại thời điểm xảy ra vụ cướp thì tổng số tiền trong két sắt tại Phòng Kế toán vé thẻ trạm Dầu Giây là hơn 3,2 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu của 2 ca ngày 4/2 và 3 ca ngày 5/2 và 3 ca ngày 6/2, tiền quỹ dự phòng tình huống khẩn cấp, tiền lẻ đơn vị vận hành khai thác tuyến chuẩn bị để kịp thời phục vụ khách hàng dịp Tết. 

Thế nhưng, số liệu mà đoàn thanh tra công bố ngày đầu tiên làm việc lại chỉ đưa ra con số chung chung, lấy số liệu ngày thường rồi chia bình quân và tính “đổ đồng” như vậy là không minh bạch. Sở dĩ người dân nghi ngờ về tính minh bạch trong vấn đề thu chi tại trạm thu phí nên mới yêu cầu làm rõ, thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, cách làm trên đã vô tình làm cho dư luận lại hiểu sai, không tin tưởng vào chính đoàn thanh tra là vấn đề chúng ta phải cân nhắc, xem lại.

Số tiền thu được vào các ngày nghỉ, Lễ, Tết…có thể giao động cao hơn hoặc thấp hơn so với ngày thường là lẽ thường tình, tất yếu. Và điều này đã thể hiện ngay, thông qua số liệu mà đại diện Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2019 vừa qua, tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây bình quân 1 ngày/đêm có khoảng hơn 43.000 lượt phương tiện qua tuyến. Tương đương mức thu bình quân 1 ngày/đêm tại 3 trạm thu phí trên toàn tuyến đạt 3,24 tỉ đồng. Tuy nhiên, số liệu trên lại thể hiện là con số gộp rồi chia bình quân là không hợp lòng dân và thiếu thuyết phục. Bởi lẽ, chỉ tính riêng ngày cao điểm nhất 10/2 (mùng 6 Tết), có khoảng 59.650 lượt phương tiện qua lại. Như vậy rõ ràng số liệu này đã được ghi nhận một cách rất cụ thể, được cộng lại và chia bình quân (bình quân 1 ngày/đêm có khoảng hơn 43.000 lượt phương tiện qua tuyến, trong “9 ngày Tết”, trong đó riêng ngày 10/2 (mùng 6 Tết), có khoảng 59.650 lượt phương tiện qua lại). Số liệu đã quá rõ ràng, vậy các ngày (2 ca 4/2 và 3 ca ngày 5/2 và 3 ca ngày 6/2… ) thực chất là bao nhiêu? Vì sao không công bố những ngày này cho người dân được biết – Luật sư Vân đặt câu hỏi. Cũng theo Luật sư Vân, cái mà người dân cần biết là con số cụ thể từng ca, từng ngày, và đặc biệt là các ngày xảy ra vụ cướp. Và chắc chắn những con số mà các đơn vị đưa ra sẽ gây nhiều tranh cãi và người dân sẽ còn nghi ngờ về tính minh bạch của vụ việc bởi những con số không đủ tính thuyết phục, cụ thể: “Số liệu mà đoàn thanh tra của Tổng cục Đường bộ đã ghi nhận lượt phương tiện qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, ngày 28/2 là 39.000 lượt, doanh thu 01 ngày của toàn tuyến là 3,3 tỷ đồng. So sánh với số liệu mà đại diện Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2019 vừa qua, tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây bình quân 1 ngày/đêm có khoảng hơn 43.000 lượt. Tương đương mức thu bình quân 1 ngày/đêm tại 3 trạm thu phí trên toàn tuyến đạt 3,24 tỉ đồng? Như vậy nhìn vào số liệu trên đã thấy ngay sự khập khiễng và thiếu thực tiễn. Và chính vì điều này dư luận sẽ lại tiếp tục đặt câu hỏi và chưa thực sự hết nghi ngờ về tính minh bạch của vụ việc.

Số liệu trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2019 vừa qua, tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây bình quân 1 ngày/đêm có khoảng hơn 43.000 lượt

Luật sư Nguyễn Hải Vân – Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhận định:

Số tiền thu được vào các ngày nghỉ, lễ, tết… có thể dao động cao hơn hoặc thấp hơn so với ngày thường là lẽ thường tình, tất yếu. Thông qua số liệu mà đại diện Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2019 vừa qua, tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây bình quân 1 ngày/đêm có tới hơn 43.000 lượt, tương đương mức thu bình quân 1 ngày/đêm tại 3 trạm thu phí trên toàn tuyến đạt 3,24 tỉ đồng.

Rõ ràng, số liệu trên thể hiện là con số gộp rồi chia bình quân là thiếu thuyết phục. Bởi lẽ, chỉ tính riêng ngày cao điểm nhất 10/2 (mùng 6 Tết), đã có khoảng 59.650 lượt phương tiện qua lại. Như vậy chứng tỏ số liệu này đã được ghi nhận một cách rất cụ thể, vậy số liệu thực tế các ngày (2 ca 4/2 và 3 ca ngày 5/2 và 3 ca ngày 6/2… ) là bao nhiêu? Vì sao không công bố cho người dân được biết?

Vì vậy, nếu số liệu của đoàn thanh tra lần này không thể hiện được tính công khai, minh bạch, chi tiết, chắc chắn dư luận sẽ còn nhiều tranh cãi và người dân sẽ còn nghi ngờ về bản chất của vụ việc. 

để lấy lại niềm tin từ quần chúng nhân dân, sự đồng thuận trong dư luận, thể hiện sự minh bạch, tính chủ động của các cơ quan chức năng, vai trò là đơn vị quản lý Nhà nước nên: Một là, thành lập đoàn thanh tra liên ngành bao gồm: Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT, Bộ Công an, Bộ Tài chính,p/Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ… hoặc một đơn vị độc lập là (Thanh tra Chính phủ). Hai là, lấy bài học từ vụ việc nêu trên làm “mô hình điểm” thanh tra toàn bộ các dự án BOT, trạm thu phí trên địa bàn toàn quốc.

Tuy nhiên, xét về mặt tích cực thì việc vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng trước vụ việc nêu trên, ít nhiều cũng lấy được niềm tin trong nhân dân, mặc dù động thái này chưa thực sự mang tính chủ động mà do áp lực từ dư luận mới có.

Do đó, theo quan điểm của cá nhân tôi, để lấy lại niềm tin từ quần chúng nhân dân, sự đồng thuận trong dư luận, thể hiện sự minh bạch, tính chủ động của các cơ quan chức năng, vai trò là đơn vị quản lý Nhà nước nên:

Một là, thành lập đoàn thanh tra liên ngành bao gồm: Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT, Bộ Công an, Bộ Tài chính,  Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ… hoặc một đơn vị độc lập là (Thanh tra Chính phủ).

Hai là, lấy bài học từ vụ việc nêu trên làm “mô hình điểm” thanh tra toàn bộ các dự án BOT, trạm thu phí trên địa bàn toàn quốc để lấy được sự đồng thuận trong dư luận.

Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km, đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai. Công trình được khánh thành toàn tuyến vào đầu năm 2015 giúp rút ngắn đường từ TP HCM về Vũng Tàu rất nhiều so với trước đây.

Trạm thu phí Long Phước trên cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, được Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã chính thức đưa vào hoạt động hệ thống thu phí kín từ 0 giờ ngày 15//2017. Và đơn vị thực hiện khai thác thu phí do Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E), với 33 cửa sử dụng công nghệ RFID và tám cửa thu phí tự động (ETC) nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho khách hàng lưu thông trên tuyến đồng thời tiết giảm chi phí quản lý, vận hành khai thác cho chủ đầu tư, thuận lợi trong quá trình giám sát, hậu kiểm của công tác thu phí.

Ngoài 33 cửa thu phí bán tự động sử dụng thẻ thông minh IC-card, trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây còn có 8 cửa thu phí tự động không dừng (ETC) sử dụng công nghệ thẻ thông minh IC-card kết hợp thiết bị thu phí chuyên dùng OBU gắn trên xe, giao tiếp giữa OBU và thiết bị thu phát sóng (Transceiver) tại làn xe theo chuẩn thông tin liên lạc tầm ngắn chuyên dụng (DSRC) dải tần 5.8GHz chủ động. Thu phí tự động không dừng theo công nghệ DSRC.

Lúc 7 giờ ngày 7/2/2019 đã xảy ra vụ cướp có vũ khí tại Trạm thu phí Dầu Giây thuộc đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Hai nghi can cướp trang bị súng, dao đã xông vào phòng Kế toán vé thẻ (phòng có két sắt đựng tiền thu phí) trong lúc nhân viên thực hiện xong công tác giao nhận ca (lúc này két sắt đang được mở để cất tiền thu phí vừa thu được trong ca 3 của ngày 6/2 là hơn 2 tỉ đồng.

Ngày 10/2/2019, Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ôtô (BKS 51A-558.50 và 51G-772.56) vào các tuyến cao tốc do VEC quản lý, do tài xế những xe này có hành vi gây rối tại trạm thu phí trên cao tốc TP HCM – Dầu Dây.

Trong ngày thanh tra đầu tiên (18/2), Đoàn thanh tra của Tổng cục Đường bộ đã ghi nhận lượt phương tiện qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, là 39.000 lượt, doanh thu 01 ngày của toàn tuyến là 3,3 tỷ đồng. Riêng tổng số thu phí tại trạm Dầu Giây (Đồng Nai) là 767 triệu đồng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trạm thu phí Long Thành – Dầu Giây: Thu 3,3 tỉ đồng/ngày toàn tuyến là con số... thiếu thuyết phục tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713509489 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713509489 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10